MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ Tài chính: Phải áp giá trần đối với giá sách giáo khoa

Bộ Tài chính cho rằng phải áp giá trần đối với sách giáo khoa để phù hợp mức chi trả của người dân do một số nhà xuất bản đã công bố giá sách giáo khoa mới cao hơn nhiều lần giá sách giáo khoa hiện hành.

Bộ Tài chính cho biết đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục Nhà nước định giá bằng hình thức định giá tối đa theo quy định của Luật Giá. Hiện tại, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thuộc danh mục mặt hàng thực hiện kê khai giá, nhưng không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá.

Theo Bộ Tài chính, vừa qua, một số nhà xuất bản công bố giá sách giáo khoa mới với mức giá cao hơn nhiều lần giá sách giáo khoa hiện hành khiến dư luận quan tâm.

Bộ Tài chính: Phải áp giá trần đối với giá sách giáo khoa - Ảnh 1.

Bộ Tài chính cho rằng phải áp giá trần đối với sách giáo khoa để phù hợp mức chi trả của người dân

Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho hay trước đây, chi phí tổ chức bản thảo lần đầu được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ trong giá bán sách giáo khoa. Trong giai đoạn đầu thực hiện xã hội hóa, các chi phí hình thành sách giáo khoa do các nhà xuất bản tự trang trải. Trong bảng kê khai giá được các nhà xuất bản gửi đến bao gồm: Chi phí giấy, công in, nhuận bút, tổ chức bản thảo, chi phí quản lý, chi phí lưu thông, bán hàng, chi phí tích hợp công nghệ 4.0, lợi nhuận của nhà xuất bản... cho thấy các khoản chi nhiều hơn trước.

"Vì vậy, nếu chỉ so sánh đơn thuần về mức giá của các bộ sách thì so với bộ sách lớp 1 cũ (Bộ sách đã được dùng cho năm học 2019-2020), bộ sách giáo khoa mới có mức giá cao hơn" - Cục Quản lý giá giải thích.

Tuy nhiên, Cục này cũng cho rằng có thể việc tự định giá sách giáo khoa ở mức cao so với nhu cầu của xã hội. Việc này tác động trực tiếp đến người dân, đặc biệt đối với người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Vấn đề này Bộ GD-ĐT cũng đã tính đến khi kiến nghị Chính phủ kiểm soát bằng hình thức định giá tối đa.

Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông thì Bộ GD-ĐT ban hành chương trình giáo dục thống nhất. Các tác giả, các nhà xuất bản dựa vào chương trình để viết sách giáo khoa. Bộ GD-ĐT tổ chức thi, thẩm định nội dung để chọn ra một số bộ sách giáo khoa có nội dung hay và sát với chương trình nhất.

Theo Yến Anh

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên