Bơ thực vật là lựa chọn thay thế lành mạnh cho bơ động vật: Đây là lý do tại sao!
Trước sự bùng nổ của các sản phẩm thay thế thịt, thị trường bơ thực vật đang ngày càng mở rộng.
- 03-01-2020Những chiêu của khách sạn khiến bạn phải trả thêm tiền dù “tức vô cùng”, nắm ngay loạt dấu hiệu này để nhận ra
- 03-01-2020Đầu năm ai cũng hứa sẽ chăm chỉ tập thể dục nhưng chỉ 37% thực hiện được: Đây là cách sẽ giúp bạn siêng vận động cho khỏe người hơn
- 03-01-20209 dấu hiệu ai cũng nghĩ chỉ là "bệnh vặt" mà không ngờ đó có thể là biểu hiện của bệnh ung thư tuyến tụy nguy hiểm
Bơ là loại thực phẩm vô cùng phổ biến và dường như không thể thiếu trong món bánh mì. Bạn có thể thấy chúng được bày bán trong siêu thị với nhiều loại khác nhau. Trước sự bùng nổ của các sản phẩm thay thế thịt, thị trường bơ thực vật đang ngày càng mở rộng.
Sản phẩm này dường như là lựa chọn thay thế lành mạnh cho bơ sữa ( bơ động vật ). Dưới đây là một số lời giải thích của chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn xác định xem liệu bơ thuần chay hay bơ làm từ thực vật 100% liệu có lành mạnh hay không:
Bơ thực vật là gì?
Giống như bơ làm từ sữa, sản phẩm này cũng chứa một lượng chất béo nhất định, đến từ ôliu, dầu cọ, dừa và nhiều loại dầu có nguồn gốc từ thực vật khác. Mỗi thìa bơ thực vật thường chứa 60-100 calo và 6-11g chất béo. Trong khi đó, bơ truyền thống chứa 100 calo và 12g chất béo. Vì vậy, dựa trên số liệu này, bạn có thể thấy độ dinh dưỡng của hai sản phẩm này khá giống nhau.
Rachel Fine, chuyên gia dinh dưỡng kiêm giám đốc Công ty tư vấn dinh dưỡng To The Pointe Nutrition đã chỉ ra, có hai lý do khiến bơ thực vật được liệt vào danh sách thực phẩm không chứa gluten .
Ngày nay, xu hướng thay thế các sản phẩm làm từ động vật đang được rất nhiều người ưa chuộng. Xét về khía cạnh dinh dưỡng, nghiên cứu chất béo bão hòa liên quan tới protein động vật là chủ đề không hề mới mẻ.
Giống như bơ làm từ sữa, sản phẩm này cũng chứa một lượng chất béo nhất định, đến từ ôliu, dầu cọ, dừa và nhiều loại dầu có nguồn gốc từ thực vật khác.
Vì sản xuất bơ thực vật không cần sữa bò, một số người cho rằng tiêu thụ sản phẩm này sẽ giúp bảo vệ môi trường. Michelle Hyman, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Simple Solutions Weight Loss cho biết: "Đã đến lúc mọi người cần nhận thức rõ hơn về tác động môi trường và sức khỏe tới cách lựa chọn thực phẩm".
Suzanne Dixon, chuyên gia dinh dưỡng kiêm nhà dịch tễ học tại Công ty Cambia Health Solutions, Mỹ giải thích, trên thực tế, quá trình sản xuất thực phẩm làm từ động vật cần tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Chỉ tiêu thụ sản phẩm làm từ thực vật giúp cắt giảm rất nhiều chất thải ảnh hưởng xấu tới môi trường. Các động vật nhai lại như bò tạo ra khí metan đưa vào khí quyển. Ngoài ra, chi phí sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc trừ sâu trong quá trình nuôi cũng là vấn đề đáng cân nhắc.
Mức độ lành mạnh của các chế độ dinh dưỡng dựa trên thực vật đã được phân tích, tổng hợp và công bố trên Tạp chí JAMA Internal Medicine. Nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra không ít lợi ích sức khỏe của việc tiêu thụ sản phẩm làm từ thực vật. Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống lành mạnh phải bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu và hạt. Đây đều là những thực phẩm có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể.
Mức độ lành mạnh của các chế độ dinh dưỡng dựa trên thực vật đã được phân tích, tổng hợp và công bố trên Tạp chí JAMA Internal Medicine.
Bơ thực vật tốt hơn bơ động vật?
Chuyên gia Hyman thừa nhận, câu trả lời này phụ thuộc vào chế độ ăn uống bạn đang áp dụng. Nếu bạn mong muốn cải thiện nồng độ cholesterol hoặc đang áp dụng một chế độ ăn uống chứa quá nhiều chất béo bão hòa, hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm làm từ thực vật.
Tuy nhiên, trong trường hợp khẩu phần ăn chứa lượng chất béo bão hòa tương đối thấp và nồng độ cholesterol của bạn vẫn nằm ở mức bình thường, thỉnh thoảng ăn bơ động vật với số lượng ít là điều không đáng lo ngại. Bất kể bạn chọn sản phẩm nào, kiểm soát lượng tiêu thụ là việc làm rất quan trọng.
Nếu bạn mong muốn cải thiện nồng độ cholesterol hoặc đang áp dụng một chế độ ăn uống chứa quá nhiều chất béo bão hòa, hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm làm từ thực vật.
Thông thường, chất béo bão hòa có trong sản phẩm động vật. Tuy nhiên, dầu dừa và dầu cọ, hai thành phần có nguồn gốc thực vật dùng làm bơ thuần chay, cũng chứa chất này. Trên thực tế, dầu cọ sở hữu lượng chất béo bão hòa tương đương với bơ động vật. Dù làm từ động hay thực vật, nhìn chung, chất béo bão hòa tác động thế nào tới sức khỏe tim vẫn là chủ đề đang được tranh luận.
Khác chất béo bão hòa, theo theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất béo không bão hòa đơn có thể hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol LDL có hại, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Do đó, tiêu thụ càng nhiều thực phẩm giàu chất này thì bạn càng có thể bảo vệ sức khỏe tim. Bơ đậu phộng, quả bơ và dầu ô liu là những loại thực phẩm thuần chay sở hữu nhiều chất béo không bão hòa đơn.
(Nguồn: Livestrong)
Helino