Bỏ tiền ra chuộc người nhưng không đòi lại, học trò bị Khổng Tử khiển trách vì hành động sai lầm
Tự bỏ tiền túi ra chuộc người về nhưng không đòi lại số tiền đã bỏ ra, học trò của Khổng Tử được nhiều người ca ngợi. Chỉ có Khổng Tử là lên tiếng khiển trách.
- 04-12-2019Đằng sau những bộ trang sức kim cương tại đêm hội Le Bal của con nhà giàu: Giá trị hàng triệu USD, do truyền nhân của gia tộc 4 đời làm kim cương "nhào nặn"
- 04-12-2019Ở công ty, một người có năng lực mạnh mẽ, một người có lòng trung thành tuyệt đối, nếu chỉ được giữ lại một người, bạn nghĩ lãnh đạo sẽ giữ ai?
- 04-12-20196 điều tối kị nếu dân công sở không sớm nhận ra sẽ phải trả giá về lâu về dài
1.
Vào thời Xuân Thu, nước Lỗ quy định: "Nếu người nước Lỗ có dịp sang nước khác mà thấy người nước Lỗ đang phải làm nô lệ ở nơi đó, hãy bỏ tiền ra chuộc họ về, về nước có thể đến quốc khố trình báo và lấy lại tiền."
Học trò của Khổng Tử là Tử Công sang nước khác, nhìn thấy người nước Lỗ làm nô lệ ở đó liền bỏ tiền ra mua họ về nhưng không đến quốc khố để trình báo, lấy lại tiền.
Nhiều người đã khen Tử Công là người có phẩm cách cao thượng.
Nhưng Khổng Tử sau khi biết chuyện đã lên tiếng trách học trò. Những người xung quanh cảm thấy thật lạ lùng, liền hỏi: "Chuộc lại người nhưng không đi đòi lại tiền, đó chẳng phải là hành vi rất cao thượng sao?"
Khổng Tử nói: "Sai rồi, cách làm của Tử Công sẽ dẫn đến việc rất nhiều nô lệ không được cứu chuộc, sau này người khác thấy người nước Lỗ làm nô lệ ở nước khác sẽ nghĩ: ‘Tôi chuộc anh về, nếu đi trình báo để lấy lại tiền, chẳng phải sẽ bị nói phẩm chất sẽ không bằng Tử Công sao? Không đi trình báo họ sẽ không tự gánh vác được tổn thất về mặt tiền bạc.’
Và như vậy, nếu gặp người nước Lỗ phải làm nô lệ ở nước khác, họ sẽ vờ như không nhìn thấy và không chuộc giúp. Cách mà Tử Công không trình báo để lấy lại tiền, thực tế đang gây trở ngại cho nhiều người, là việc làm có hại."
Rõ ràng, Khổng Tử đã có tầm nhìn rất xa đối với sự phát triển, biến hóa của sự việc.
Lời bình
Lương thiện là một kiểu nhìn xa, không chỉ suy nghĩ từ góc độ của bản thân mà còn suy nghĩ từ vị trí của người khác, thậm chí còn suy nghĩ xem sau khi làm việc đó, có khả năng xảy ra phản ứng chuỗi của sai lầm hay không, sau đó mới tiến hành thực hiện và đạt đến mức độ tốt nhất.
2.
Tống Nhân Tông làm việc đến tận đêm khuya, vừa mệt vừa đói nên rất muốn ăn một bát canh thịt dê nóng, song ông lại cố nhịn đói không nói ra.
Hôm sau, cận thần biết chuyện đã khuyên ông: "Bệ Hạ làm việc ngày đêm vất vả, nhất định phải giữ gìn sức khỏe, người muốn ăn canh thịt dê thì lúc nào cũng có thể dặn bề tôi, sao lại nhịn mà không nói ra, để long thể phải chịu thiệt thòi?"
Tống Nhân Tông nói: "Trong cung, nhất thời đòi hỏi một cách tùy tiện sẽ khiến người bên ngoài đánh giá, coi đó là điều thường thấy.
Tối qua nếu như ta ăn canh thịt dê, nhà bếp sẽ đêm đêm phải giết mổ, một năm tính ra phải đến cả trăm con con dê bị đem ra làm thịt, vô hình trung hình thành nên quy định.
Sau này, số lượng những con thú bị sát hại sẽ khó có thể tính toán hết, vì một bát canh của ta mà làm ra điều lệ xấu xí này, lại làm hại đến các con vật, ta thà chịu nhịn cơn đói nhất thời còn hơn."
Lời bình
Lương thiện là một dạng trí tuệ, là dựa trên sự thật cơ bản về sự việc nào đó để tiến hành nhận thức sự việc một cách toàn diện, đồng thời, sau khi tiến hành đánh giá chi tiết về quy luật phát triển của sự vật, sự việc mới đưa ra lựa chọn tốt nhất.
3.
Trong "Tấn thư" có ghi: Đại thần nhà Đông Tấn là Si Siêu và cha là Si Am tính cách rất khác nhau.
Si Siêu liên kết với đại tướng quân Hoàn Ôn, mưu đồ cướp ngôi vua. Nhưng vì cha ông là một người trung thành với hoàng thất nên Si Siêu không dám cho cha biết việc này.
Khi Si Siêu bệnh nặng, tự biết mình không còn sống được bao lâu nữa nên đã lấy ra một cuốn sách đưa cho môn sinh: "Nếu cha ta quá đau lòng, hãy đưa cuốn sách này cho ông ấy."
Sau khi Si Siêu qua đời, Si Am quả thật vô cùng đau đớn, vì thế mà đổ bệnh. Môn sinh liền mang cuốn sách mà Si Siêu đã dặn đưa cho Si Am. Mở cuốn sách ra, ông phát hiện – bên trong là một bức thư nói về âm mưu lật đổ hoàng đế của Si Siêu và Hoàn Ôn.
Si Am giận giữ đến mức lớn tiếng mắng nhiếc, từ đó ông không còn nhớ thương con trai, bệnh tình nhờ đó mà khỏi hẳn.
Si Siêu đã lấy cái giá thấp nhất để cứu vãn trọng bệnh của cha mình.
Lời bình
Lương thiện là một khả năng, đó là khả năng thấu hiểu cho sự đau khổ của người khác, biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ và hành động.
4.
Thời Tấn Huệ Đế (Trung Quốc), có một năm xảy ra nạn đói triền miên, bách tính không còn lương thực phải ăn cỏ với vỏ cây cầm hơi, người chết đói nhiều không đếm xuể.
Tấn Huệ Đế vì chuyện này mà trong lòng vô cùng đau khổ, ông vua lương thiện đó muốn làm một việc gì đó để giúp đỡ con dân.
Sau khi vắt óc suy nghĩ, cuối cùng ông đã đưa ra một phương án giải quyết: "Bách tính không có cơm ăn, tại sao không ăn cháo thịt?"
Lời bình
Sự lương thiện vô tri chỉ khoác trên nó lớp vỏ ngoài lương thiện mà thiếu mất nội hàm lương thiện, người vô tri (ngu dốt) không có tư cách để hành thiện.
Trí thức trẻ