Bỏ tiền tỷ mua nhà cho con riêng của vợ mà vẫn bị ghét bỏ, tôi quyết định thu hồi tất cả khiến cô ấy phải nài nỉ van xin
Sau vụ ở đám cưới, vợ tôi có lẽ cũng thấy bộ mặt thật của mình bị tôi vạch trần, liền làm thủ tục ly hôn.
- 21-09-2024Cụ ông vay ngân hàng 1 tỷ đồng để mua nhà cho con trai, tưởng con chú tâm trả nợ, ai ngờ cất quỹ riêng để làm việc ‘‘động trời’’
- 16-09-20243 năm sau khi ly hôn, tôi nói “không" với 20 thói quen này và đã tiết kiệm được tiền trả trước mua nhà
- 12-09-2024Giữa lúc vợ chồng tôi đang phân vân, không biết nên mua nhà hay mua xe thì con trai thông báo một việc khiến cả nhà náo loạn
Năm tôi 35 tuổi vẫn chưa lập gia đình, mẹ tôi sốt sắng vô cùng, chạy khắp nơi nhờ người mai mối cho tôi. Tôi cũng chẳng nhớ mình đã đi xem mắt bao nhiêu lần, người ta cứ nghe thấy tôi làm thợ xây ở công trường là chê tôi không có tương lai, không muốn tiếp tục tìm hiểu thêm nữa.
Thông qua trò chuyện trên mạng, tôi quen được một người phụ nữ đã ly hôn và có con, chúng tôi nên duyên vợ chồng sau một thời gian tán gẫu.
Vợ tôi không chê nghề nghiệp của tôi, tình nguyện lấy tôi, mẹ tôi thấy vậy thì vô cùng vui sướng, vội vội vàng vàng cưới luôn con dâu về nhà. Hai năm đầu sau khi kết hôn, cuộc sống của chúng tôi trải qua vô cùng êm đẹp. Vợ tôi rất quan tâm chăm sóc chồng, mỗi ngày đi làm về cô ấy đều nấu sẵn cơm canh nóng hổi chờ tôi, còn đun sẵn nước tắm cho tôi nữa.
Chẳng biết từ khi nào, cuộc sống êm đẹp dần thay bằng những trận cãi vã, 3 ngày một trận to, 2 ngày một trận nhỏ.
Có lẽ mâu thuẫn bắt đầu từ khi mẹ tôi qua đời, vợ tôi chỉ muốn dùng một cái quan tài gỗ giá rẻ chỉ hơn một triệu, còn tôi thì muốn dùng loại xịn gần 10 triệu để đưa mẹ tôi về nơi an nghỉ cuối cùng. Không ai vừa ý ai, chúng tôi cãi nhau một trận rất căng thẳng.
Tôi nói thế nào đi nữa vợ tôi cũng không chịu nhượng bộ. Tức quá, tôi nói: “Tiền trong cái nhà này là do tôi kiếm được, tôi nói thế nào thì phải theo như thế!”.
Vợ tôi tức mà không nói được gì, tuy rằng đã đưa 10 triệu cho tôi mua áo quan, thỏa mãn ước nguyện của tôi, thế nhưng kể từ ngày hôm đó, vợ tôi bắt đầu thay đổi thái độ, càng ngày càng lạnh nhạt với chồng.
Lo liệu tang lễ xong xuôi, tôi mới nhận ra mình có hơi quá lời, liền mua quà cho vợ để nhận lỗi. Tôi nói do tôi quá nóng vội nên đã lỡ lời, tôi không nên nói như thế. Bởi nhờ có vợ mà tôi mới có gia đình này, tôi biết vợ mình chăm lo nhà cửa cũng vất vả không kém tôi là bao.
Vợ tôi nghe xong, sắc mặt mới đỡ âm u hơn. Tuy rằng ngoài mặt chúng tôi đã làm hòa, nhưng tôi luôn có cảm giác giữa chúng tôi đã không còn như trước nữa.
Vợ tôi bắt đầu không còn nói chuyện mềm mỏng khách khí như trước, chỉ cần không vừa ý chuyện gì đó là nổi cáu, cũng chẳng đề cập đến chuyện sinh con cho tôi nữa. Với cả, chỉ cần tôi nhắc đến chuyện sinh đẻ, vợ tôi nhất định sẽ cãi lộn với tôi, chê tôi chẳng làm được trò trống gì, nuôi một đứa con vất vả biết bao nhiêu, lại còn muốn đẻ thêm đứa nữa, không có đâu!
Trước mặt con riêng của vợ, cô ấy cũng không chỉ một lần mỉa mai tôi, còn bảo con trai sau này lớn đừng có giống tôi, còn tôi thì trở thành "giáo trình dạy con" của vợ từ lúc nào không hay. Tất nhiên, cậu con riêng ban đầu rất thích tôi, dần dần cũng trở nên lạnh nhạt, chuyện gì cũng cãi tôi.
Cứ lần nào tôi lên tiếng dạy bảo là nó cũng học theo mẹ mỉa mai tôi: “Chú có phải bố của con đâu, dựa vào đâu mà mắng con?”.
Mỗi lần như thế, trái tim tôi lại thêm phần nguội lạnh. Mà điều khiến tôi tức giận nhất, đó là vợ không quan tâm săn sóc tôi nữa, chỉ coi tôi như công cụ kiếm tiền cho mình.
Vợ tôi dõng dạc bảo, thuyền theo lái, gái theo chồng, cô ấy gả cho tôi thì tôi phải nuôi cô ấy ăn ở, không thì kết hôn làm gì? Vợ có lý của vợ, dù sao tôi cũng không thuốc lá rượu bia, cũng chẳng phải tiêu tiền vào việc gì khác, cho nên bao nhiêu tiền tôi kiếm được đều đưa cho vợ giữ hết, mỗi tháng chỉ giữ lại một hai triệu tiền tiêu vặt.
Cứ đến cuối năm, tôi hỏi vợ đã tích được bao nhiêu tiền, vợ tôi trợn mắt lên rồi nói: “Ông kiếm được bao nhiêu trong đầu ông không biết à? Mấy đồng cỏn con đó thì tích được bao nhiêu, không đến nỗi phải đi vay mượn là tốt lắm rồi!”.
Tôi nghe đồng nghiệp nói nuôi con khá tốn tiền, đi học rồi ăn uống quần áo đều phải dùng loại tốt nhất, lại nhìn sang con riêng ngày nào cũng ăn mặc hàng hiệu sành điệu, còn học cả đàn piano, chắc bình thường cũng tiêu nhiều tiền. Dù gì đi nữa tôi cũng là bố trên danh nghĩa, cho nó tiền tiêu cũng là bình thường. Dần dần, tôi cũng chẳng hỏi vợ chuyện tiền bạc nữa.
Năm ngoái, tôi mua một chiếc áo sơ mi mới với giá 2 triệu rưỡi, bởi cái cũ của tôi đã mặc gần 10 năm rồi, đến nỗi bị anh em ở công trường trêu là trông giống thằng ăn mày. Vợ thấy áo mới của tôi thì ngay lập tức chất vấn hỏi có phải tôi giấu quỹ đen không, chứ tiền ở đâu mà đem đi mua áo mới, rồi thì tôi làm công việc nặng nhọc bẩn thỉu như thế, sao lại mặc áo mới?
Giây phút đó, lòng tôi lạnh lẽo hoàn toàn. Áo của tôi vừa cũ vừa rách, vợ không những không muốn mua áo mới cho tôi mà chỉ nghĩ liệu tôi có xứng được mặc đồ mới hay không, chẳng lẽ ở cái gia đình này tôi chỉ có thể làm việc chứ không xứng tiêu tiền hay sao?
Chúng tôi kết hôn bao nhiêu năm, đến một đồng vợ tôi cũng chưa kiếm được bao giờ, cả hai mẹ con đều phụ thuộc hoàn toàn vào tôi. Một tháng có 30 ngày thì 28 ngày tôi đi làm, mà việc ở công trường thì có nhẹ nhàng gì cho cam.
Bất kể là ngày đông giá rét hay hè nắng đổ lửa, tôi đều phải trèo lên tầng nhà cao hứng gió phơi nắng, vợ tôi chưa bao giờ quan tâm tôi có mệt không, tháng nào cũng chỉ chê tôi lười biếng, tiền đưa vợ chẳng nhiều. Nghe nói đi xuất khẩu lao động kiếm được nhiều tiền, vợ muốn tôi đi sang đó với mấy người trong làng, tôi không muốn đi thì vợ chống nạnh mắng: “Ông lười như hủi ấy, chẳng chịu khổ gì cả, thế này mà còn muốn tôi sinh con cho ông à? Một đứa đã chẳng nuôi nổi còn muốn thêm đứa thứ hai, may mà tôi không đồng ý đấy!”.
Nghe vợ lải nhải điếc cả tai, tôi xách đồ bỏ sang thành phố khác đi làm, ngày ngày sống trong căn phòng trọ lụp xụp ở công trường, một tháng liền ăn cơm bụi, dần dần tôi cũng bình tĩnh lại. Nghĩ đến cuối năm cầm được nhiều tiền về nhà, có khi vợ sẽ không còn giận nữa.
Nhưng tôi không ngờ được, người không thích bạn, chỉ thấy bạn thở thôi cũng ghét, người ích kỷ mãi mãi không bao giờ lấp đầy được dục vọng.
Cuối năm, lúc tôi cầm theo 200 triệu tiền mồ hôi xương máu vất vả kiếm được quay về nhà, vợ cầm hết tiền, rồi nói muốn chia phòng ngủ với tôi. Cô ấy nói đã quen ngủ một mình, giờ hai người nằm cùng một giường, cô ấy không quen, không ngủ được.
Lúc đó, tôi bắt đầu nghi ngờ ý nghĩa của việc kết hôn là gì. Vợ không thích tôi, con riêng lại càng không ưa người cha dượng này, hai mẹ con đang nói cười vui vẻ, nhưng chỉ cần tôi xuất hiện, bầu không khí ngay lập tức đóng băng.
Rõ ràng nhà 3 người, nhưng dường như tôi trở thành người vô hình. Thế nhưng nếu tôi ly hôn, bạn bè họ hàng sẽ nghĩ thế nào đây? Đến vợ mình còn không giữ được, liệu tôi có bị xung quanh chê cười không? Nghĩ vậy, tôi đành dập tắt ý định ly hôn nhen nhóm trong lòng suốt nhiều ngày. Nhưng từ năm đó trở đi, tôi thà ngủ lại công trường cũng không muốn về nhìn cái mặt sầm sì của vợ.
Tuy rằng không ngủ chung, nhưng tiền tôi kiếm được vẫn đưa cho vợ cầm, bởi tôi là đàn ông, có trách nhiệm nuôi sống gia đình. Tôi chỉ hy vọng vào con trai riêng, mong sau này nó lớn rồi, cùng là đàn ông với nhau, nó sẽ hiểu sự hy sinh của tôi, rồi chăm sóc tôi khi về già.
Thế nhưng chút hy vọng nhỏ nhoi đó cũng bị dập tắt.
Ngày cưới của con trai vợ, cả nhà có mặt ở khách sạn tổ chức đám cưới. Ai cũng chúc mừng con trai riêng may mắn, có người bố dượng tốt như tôi, làm lụng cả đời để nuôi nó lớn khôn. Nghe vậy, vợ tôi đang cười nói thì mặt bỗng sượng ra, nhưng rồi lại tiếp tục vui vẻ đón khách. Do đứng tiếp khách quá lâu nên tôi đau lưng, tôi quay vào phòng chờ của khách sạn để nghỉ ngơi. Vừa ngồi xuống ghế ở sảnh, tôi nghe tiếng vợ vọng ra từ bên trong: “Mẹ mua nhà cho con, không thể để tên con dâu lên giấy tờ được, nhớ đấy! Nhà gần 2 tỷ bạc chứ có ít đâu, chỗ tiền đấy mẹ rút của bố dượng mày đấy con ạ, bao nhiêu năm mới được từng đó!”.
Tôi sững người, tiếng vợ tôi tiếng tục vọng ra: “Mày phải ngọt ngào với ông ta nhiều vào, cần thì gọi bố luôn, sau này vẫn có nhiều lúc phải nhờ ông ta kiếm tiền!”.
Cách một cánh cửa, tôi nghe tiếng con riêng cười cợt: “Nhìn ông ấy chán đời quá, con chả biết mẹ nhìn trúng ông ấy ở chỗ nào. Sau này ông ấy già rồi, mẹ định để con nuôi ông ấy thật à?”.
“Nuôi cái gì mà nuôi, lúc đấy tống ông ta vào viện dưỡng lão rẻ rẻ chút là được. Mẹ lấy ông ta là để có người nuôi mày ăn học thôi!”.
Lúc đó tôi cảm thấy mình như thằng ngốc vậy. Tôi đẩy cửa đi vào, vợ nhìn thấy tôi, gương mặt vui vẻ bỗng chốc biến thành vẻ chán ghét mà tôi vô cùng quen thuộc. Thì ra, cô ta cưới tôi chỉ vì để có một người nuôi con trai mình mà thôi, còn tôi chính là người đứng ra chịu trận. Ban đầu tôi còn muốn chung sống hòa bình, nước sông không phạm nước giếng, thế nhưng đến mức này thì quá đáng lắm rồi!
Tôi kéo tay cô ta lôi ra ngoài, vợ tôi hoảng loạn hét: “Này, ông lên cơn gì thế?”.
Trước mặt toàn thể bạn bè quan khách, tôi tuyên bố ly hôn! Tất cả đều kinh ngạc, tôi thì nhớ lại những ấm ức mình phải chịu suốt bao năm nay. Vợ tôi nuốt lời không sinh thêm con, vô tâm với chồng, chỉ không ngừng bòn rút tiền của tôi. Tôi đi làm đến mức xương cốt đau yếu, người mang bệnh tật, thế mà cô ta chẳng thèm quan tâm, chỉ lo lấy từng đồng của tôi.
Lần này mua nhà cho con riêng hết tiền tỷ, lại dám nói với tôi là nhà đi thuê, phòng tôi như phòng trộm hết lần này đến lần khác. Căn nhà này tôi sẽ kiện lên tòa để đòi lại tiền của mình.
Đối mặt với những lời buộc tội của tôi, cô ta quay ra mắng tôi là kẻ chẳng ra gì, làm loạn tiệc cưới của con trai cô ta.
Sau vụ ở đám cưới, vợ tôi có lẽ cũng thấy bộ mặt thật của mình bị tôi vạch trần, liền làm thủ tục ly hôn. Do căn nhà đang ở là bố mẹ tôi để lại, thế nên ly hôn xong, cô ta chuyển sang sống cùng con trai. Ai ngờ một tháng sau, cô ta lại đến tìm tôi, quỳ xuống cầu xin tha thứ và muốn quay lại.
Tuy rằng ghét cay ghét đắng tôi, thế nhưng mất đi cây hái ra tiền này, cô ta cũng chẳng còn gì nữa. Không có tiền, bị con dâu ghét bỏ, động cái là lôi chuyện cô ta lợi dụng tôi ra để mỉa mai, cô ta không chịu nổi nữa, mới nhớ đến cái tốt của tôi.
Thế nhưng không ai tắm hai lần trên một dòng sông, tôi đã mất đến 15 năm để nhìn thấu một người, đây là bài học đắt giá nhất rồi, còn hơn là bị cô ta lợi dụng cả đời.
Cuộc sống vốn đã không dễ dàng, bất kể là đời ban tặng cho chúng ta bão táp hay nắng ráo, chỉ cần tìm được cách yêu bản thân, cách sống thoải mái, hạnh phúc sẽ nằm trong tầm tay mỗi người.
Thanh niên Việt