MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Tăng cường năng lực ngoại ngữ là quan trọng nhưng trước hết, học sinh phải giỏi tiếng Việt

11-11-2021 - 11:35 AM | Xã hội

Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Tăng cường năng lực ngoại ngữ là quan trọng nhưng trước hết, học sinh phải giỏi tiếng Việt

Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn trong phiên trả lời chất vấn sáng 11/11 trước Quốc hội.

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Nàng Xô Vi về giải pháp chấm dứt tình trạng chép văn mẫu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định tầm quan trọng của môn ngữ văn bởi tầm quan trọng của nó trong việc bồi đắp tình cảm, năng lực thẩm mỹ và phẩm chất làm người. Theo đó, Bộ trưởng cho biết đã yêu cầu chấm dứt việc dạy môn này theo văn mẫu.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: "Tăng cường năng lực ngoại ngữ là quan trọng nhưng trước hết, học sinh phải giỏi tiếng Việt trước".

Về tình trạng dạy thêm trực tuyến như phản ảnh của Đại biểu Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu), Bộ trưởng nhấn mạnh rằng cần lên ánh việc dạy thêm thực tuyến bởi với hình thức học trực tuyến, học sinh đã chịu áp lực, căng thẳng hơn rất nhiều so với học trực tiếp ở trường. Cùng với đó, Bộ trưởng yêu cầu các đại phương kiểm tra việc dạy trực tuyến để phát hiện tình trạng dạy quá giờ.

Tuy nhiên, cũng về vấn đề học thêm, đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) giơ biển tranh luận cho rằng ông đồng tình với việc cấm dậy thêm trực tuyến để bảo vệ lợi ích của các cháu học sinh. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng việc này chưa giải quyết được căn nguyên của vấn đề. Theo đó, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng giáo viên phải dạy thêm vì lương quá thấp.

Đại biểu cho rằng việc dậy thêm không phải không có tác dụng nhưng đang bị nhìn theo cách tiêu cực cấm đoán. Đại biểu cũng đặt câu hỏi vì sao ngành y được khám chữa thêm mà ngành giáo dục lại không được. Do đó, cần nhìn thẳng vào vấn đề để có cách giải quyết thấu đáo, đại biểu Long nhận định.

Ngoài ra, một vấn đề nóng khác được nêu ra trong phiên chất vấn là việc học sinh không có thiết bị để họ trực tuyến. Bản thân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết có tới 1.867.000 em không có bất cứ thiết bị gì trong tay để họ trực tuyến. Thậm chí, có gia đình có 2-3 triệu anh chị em chỉ có 1 điện thoại để học chung.

Theo tư lệnh ngành Giáo dục và đào tạo, giải quyết tình trạng này cấp bách hơn "là đánh giá xem các cháu học được gì từ chương trình trực tuyến". Tuy nhiên, một điểm tích cực là nhiều trường ở những khu vực nghèo, xã xôi, hẻo lánh vẫn có thể học trực tiếp do chưa bị dịch bệnh ảnh hưởng.

Sáng 11/11, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội với 4 nhóm vấn đề chính là:

Thứ nhất: Việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch Covid-19.

Thứ 2: Công tác dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền.

Thứ 3: Phương án thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thứ tư: Giảm tải chương trình học cho học sinh ra sao; công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học .

Linh Anh

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên