Bộ trưởng Bộ Y tế: Hà Nội cân nhắc cho các quận, huyện có thể áp dụng chỉ thị 15, giãn cách ở mức độ nhẹ
Bộ trưởng đề nghị Hà Nội nâng thêm 1 mức độ phòng, chống dịch bệnh, cân nhắc việc thực hiện Chỉ thị 15, 16 tại 1 số quận huyện, không còn đợi chờ làm tại 1 khu vực phường nữa.
- 01-02-2021Thêm 31 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 30 ca lây nhiễm ở cộng đồng
- 01-02-2021Bí thư Vĩnh Long, Chủ tịch Hà Tĩnh tham gia Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII
- 01-02-2021Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: ‘Tôi xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu thì vẫn phải làm'
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khi Hà Nội liên tiếp ghi nhận 19 bệnh nhân trong cộng đồng, chiều 1/2, Bộ Y tế đã họp khẩn với Hà Nội. Quan điểm của Bộ trưởng là hỗ trợ cao nhất, chi viện hết sức, giữ bình yên cho Thủ đô để người dân được đón Tết an toàn.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, tình hình hiện nay khó khăn, phức tạp hơn và khác hẳn trường hợp Đà Nẵng do tốc độ lây nhiễm cao. Bộ trưởng cũng lưu ý chu kỳ lây nhiễm của virus trước đây từ 4-5 ngày nhưng hiện nay chỉ từ 1-2 ngày.
"Nguy cơ rất cao nên chúng ta phải có hành động quyết liệt và phải rất nhanh. Chỉ mấy ngày đã sang đến chu kỳ lây nhiễm thứ 4, gần như xóa chu kỳ lây nhiễm", Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Đặc biệt, thời gian khởi phát của bệnh rất nhanh. Trước đây, dịch trước 5-7 ngày là thời gian ủ bệnh, đợt dịch này, chỉ tới ngày thứ 2 đã xuất hiện virus vùng hầu họng, từ đó khả năng nhân lên của virus và đào thải mầm bệnh lần này rất cao.
Trước đây, virus lây từ người này qua người khác, nhưng với đợt dịch này, virus lây theo đường không khí.
"Những nguy cơ này đòi hỏi chúng ta phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn, nếu không thì tốc độ lây nhiễm của virus sẽ nhanh hơn chúng ta." - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định, đồng thời nhấn mạnh Hà Nội phải thay đổi chiến lược đối phó và nâng ứng phó dịch lên 1 mức so với đợt dịch lần trước.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng Hà Nội vừa thực hiện truy vết, nhưng cũng không chờ truy vết mà phải khoanh vùng ngay. "Khoanh vùng càng nhanh càng tốt, càng rộng càng tốt. Nơi nào có bệnh nhân thì khoanh rộng hơn và lấy mẫu toàn bộ người dân ở đó. Khi khu vực đó tất cả các mẫu có kết quả âm tính thì mới tính đến giãn cách, khoanh hẹp hơn"- Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý.
Sở dĩ Hà Nội phải nâng ứng phó dịch lên 1 mức so với đợt dịch lần trước là vì cư dân của Hà Nội có mối quan hệ mật thiết với các tỉnh có ổ dịch và có hành trình đi lại hết sức phức tạp. "Chúng ta phải chặn nguồn lây. Nếu không, tốc độ lây nhiễm sẽ gia tăng" - Bộ trưởng khuyến cáo.
Theo Bộ trưởng lần này phải coi các trường hợp F1 là trường hợp nhiễm bệnh. Từ đó truy ra F2 và coi F2 gần như F1. "Chúng tôi đồng ý cách ly F2 ở nhà, nhưng phải thực hiện cách ly F2 tại nhà nghiêm ngặt và phải có giám sát. Đó là sự thay đổi trong cách thức ứng phó dịch"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhắc lại.
Hà Nội phải ra khuyến cáo mạnh, yêu cầu người dân toàn thành phố bắt buộc phải đeo khẩu trang; hạn chế tập trung đông người ở khu vui chơi, giải trí; khuyến cáo người dân hạn chế đi tới các tỉnh...
Bộ trưởng đề nghị Hà Nội cân nhắc việc thực hiện Chỉ thị 15, 16 tại 1 số quận huyện, không còn đợi chờ làm tại 1 khu vực phường nữa.
"Một số quận huyện có thể áp dụng chỉ thị 15, giãn cách ở mức độ nhẹ, nhưng không thể không thực hiện giãn cách. Nếu để như trong tình trạng này tốc độ lây nhiễm chúng ta không chặn được", ông Long nói.
Bộ sẽ huy động tất các các đơn vị làm công tác xét nghiệm có công suất cao như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương… Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương sẽ nhận điều trị toàn bộ bệnh nhân Covid-19 của Hà Nội. Tuy nhiên, Bộ trưởng đề nghị Hà Nội khởi động ngay Bệnh viện dã chiến sẵn sàng triển khai khi cần thiết.
Với đề xuất của Hà Nội đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ 40.000 mẫu xét nghiệm, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đã giao 12 đơn vị phối hợp hỗ trợ Hà Nội là: Đại học Y, Đại học Y tế công cộng, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi, bệnh viện Phổi, bệnh viện 103, bệnh viện 108, Viện Y học dân tộc...
Doanh nghiệp và tiếp thị