Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh lương hưu
Nếu tiền lương của công chức, viên chức khi cải cách tăng 23,5%, ít nhất lương hưu phải tăng 15%.
- 14-02-2024Một số chính sách tác động tăng lương hưu năm 2024
- 13-02-2024Năm 2024, người lao động phải đóng BHXH tự nguyện bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
- 12-02-2024Hai trường hợp được tăng lương hưu từ ngày 1/7
Phát biểu tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, diễn ra sáng 15/2, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh chính sách lương hưu theo tinh thần "không để người hưu trí rơi vào khó khăn, thiệt thòi hơn khi cải cách".
Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.
Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu phải tăng 15%.
Sau cải cách tiền lương, người có công sẽ hưởng mức cao hơn bình quân
Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, khi thực hiện cải cách tiền lương, người có công trước năm 1995 sẽ được giải quyết chế độ ở mức cao nhất, bảo đảm những người hưởng chế độ này không bị thiệt thòi. Sau cải cách tiền lương, người có công sẽ hưởng mức cao hơn bình quân.
Tiếp đó, phấn đấu nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 750.000 đồng, mức chuẩn tối thiểu phải bằng 50% hộ nghèo nông thôn. Mức chuẩn trợ cấp hiện nay chỉ 360.000 đồng là quá thấp.
Phụ nữ mới