Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu những số liệu đáng chú ý về gói 26.000 tỷ đồng cứu trợ Covid-19
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Quochoi.vn
Đúng 15 ngày triển khai gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định phần lớn lượng thủ tục và thời gian đều được giảm mạnh so với Nghị quyết 42.
- 25-07-2021Hà Nội phân bổ hơn 60.000 liều vaccine COVID-19 cho 30 quận, huyện, thị xã
- 25-07-2021Nhắc tới một số nơi chống dịch Covid-19 theo cách cực đoan, ĐBQH nhấn mạnh: Cả nước như một cơ thể sống, không phải vì một vài chỗ bị bệnh mà tách rời tất cả
- 25-07-2021Sáng 25/7: Thêm 3.979 ca mắc COVID-19 mới, riêng TP Hồ Chí Minh 2.328 ca
- 24-07-20211 quận ở TP HCM ghi nhận tổng cộng 5.500 ca COVID-19: Nhân viên y tế nỗ lực gấp 3 lần, trực chiến 24/24
- 24-07-2021Bảy người trong một gia đình ở Bình Định về từ TPHCM mắc COVID-19
Trong đợt bùng phát dịch thứ 4, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các ngành, chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền và Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn Quốc hội, kịp thời ban hành Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Thủ tướng về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động.
"Qua đúng 15 ngày triển khai, việc ban hành 12 chính sách trong Nghị quyết 68 và Quyết định 23 là kịp thời, đúng và trúng đối tượng, nhìn chung thông thoáng về hồ sơ, thủ tục, rút ngắn thời gian. So với Nghị quyết 42, gói cứu trợ 26.000 tỷ đã giảm 2/3 thủ tục và rút ngắn 2/3 thời gian", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình trước Quốc hội trong phiên thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện KH phát triển KT-XH, NSNN 6 tháng đầu năm, các giải pháp 6 tháng cuối năm 2021; Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025.
Bộ trưởng cho biết Chính phủ đang áp dụng những chính sách, bao gồm những chính sách không yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động cung cấp hồ sơ mà dựa trên cơ sở dữ liệu đã có.
"63/63 địa phương đã ban hành kế hoạch, chủ trương và đang triển khai nghị quyết. Nhiều địa phương đạt kết quả cao. Kết quả cụ thể tính đến ngày hôm qua như sau: Nhóm chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp đã hoàn thành rà soát, hỗ trợ cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động, với kinh phí là 4.300 tỷ đồng. Cùng với đó, 11 triệu người lao động được thụ hưởng", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Ngoài ra, các địa phương đã hỗ trợ kịp thời tiền ăn cho tất cả những người điều trị F0 và cách ly F1. 52.081 người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương tại 5.922 doanh nghiệp đã được hưởng chính sách, 5.500 hộ sản xuất kinh doanh được nhận tiền hỗ trợ.
"Ngân hàng nhà nước đã triển khai tái cấp vốn. Qua 1 tuần triển khai, đã có 62 người sử dụng lao động đăng ký và giải ngân 50,4 tỷ đồng, hỗ trợ trong 13.577 lao động. Như vậy đã gấp 10 lần gói 62.000 tỷ", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Chính sách hỗ trợ người lao động tự do, vốn là đối tượng bị ảnh hưởng sớm nhất, sâu nhất nhưng cũng khó triển khai nhất, hiện cũng đang phát huy hiệu quả. Theo báo cáo, tất cả lực lượng lao động bán vé số dạo từ Đà Nẵng đến Cà Mau (khoảng 100.000 người) đã được các địa phương xem xét và đang triển khai hỗ trợ. Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đã ban hành và thường xuyên cập nhật, bổ sung đối tượng lao động tự do được hưởng chính sách.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, những biện pháp sáng tạo đã được triển khai. Cụ thể, trong 15 ngày, đội ngũ hỗ trợ đã đến, từng nhà gặp gỡ từng đối tượng, trực tiếp hỗ trợ cho 284.465 người lao động tự do. Như vậy, 100% số đối tượng đã được thụ hưởng với 426 tỷ đồng.
"Nhìn tổng quát cho thấy các chính sách ban hành thời gian qua, nhất là gói Nghị quyết 68 và Quyết định 23 đang được triển khai đúng hướng, thiết thực, đúng đối tượng, dễ triển khai. Đối tượng thụ hưởng đang dễ dàng tiếp cận chính sách hơn", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định.