Bộ trưởng Tài chính: Đã truy thu hơn 3.000 tỷ đồng chuyển giá
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, việc chuyển giá là vấn đề bức xúc của xã hội, Quốc hội, đồng bào cử tri. Năm 2017 đã tiến hành, thanh tra kiểm tra gần 1.300 doanh nghiệp, truy thu hơn 3.000 tỷ đồng.
- 14-10-2017Vì sao thanh tra chống chuyển giá với những “ông lớn” FDI khó khăn?
- 13-10-2017Trả lời thông tin về chuyển giá nhưng Bộ Tài chính từ chối nêu danh tính các công ty vi phạm vì là dữ liệu bí mật quốc gia
- 31-05-2017Tổng cục Thuế 'sờ gáy' hàng loạt DN FDI có dấu hiệu trốn thuế, chuyển giá
Truy thu, xử phạt hàng nghìn tỷ đồng chuyển giá
Sáng 16/11, chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, ĐB Vũ Thị Thủy - Hải Dương - đặt vấn đề về tình trạng chuyển giá. Theo bà Thủy, việc chuyển giá của doanh nghiệp có chiều hướng gia tăng. “Với chức năng được giao, Bộ có giải pháp gì khắc phục”, bà Thủy nêu câu hỏi?
Bà Thủy cũng chất vấn về việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Tài chính theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, việc cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ. Từ 2016 đến nay cắt giảm hơn 170 thủ tục hành chính.
Bộ Tài chính cũng thực hiện đồng bộ hiện đại hóa, đổi mới phương thức quản lý, nhất là trong lĩnh vực thuế và Hải quan. Hiện lĩnh vực thuế, rút ngắn thời gian từ 537 giờ xuống còn 117 giờ. Trong lĩnh vực Hải quan cũng thực hiện thông quan điện tử, một cửa quốc gia, đến nay 99,9% số tờ khai bằng phương thức điện tử. Những mặt hàng được xếp vào diện luồng xanh thì thời gian thông quan rất nhanh.
Về chuyển giá, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính đây là vấn đề bức xúc của xã hội, Quốc hội, đồng bào cử tri. Từ năm 1995, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn ngăn chặn thực hiện việc chuyển giá. Năm 2017 Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định để quản lý ngăn chặn.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, năm 2016 các cơ quan thuế đã tiến hành kiểm tra, thanh tra hơn 1000 doanh nghiệp FDI, phạt hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2017, kiểm tra gần 1.300 doanh nghiệp, phạt và truy thu hơn 3.000 tỷ.
Cũng theo ông Dũng, việc chuyển giá diễn ra ngay từ khâu đầu tư. Giá rẻ nhưng kê giá cao. Trong quá trình sản xuất đầu ra, đầu vào cũng gian lận theo các đầu ra kê khai rẻ, còn đầu vào kê khai cao. “Việc này cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp ngành để ngăn chặn”, ông Dũng nói.
Nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn
Về nợ công, ĐB Nguyễn Tạo, đoàn Lâm Đồng đặt vấn đề là trần nợ công đã sát, hơn 60% GDP. Đại biểu hỏi về giải pháp của Bộ trưởng Tài chính. ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) thì đề nghị cho biết giải pháp để vừa kiểm soát nợ công, lại vẫn phải đảm bảo nguồn vốn cho phát triển.
Bộ trưởng Dũng cho biết, nợ công đang tăng cao, áp lực trả nợ lớn. Chúng ta phải có lộ trình để tránh bội chi trong áp lực nợ công.
Bộ Tài chính đã có các báo cáo trình các cơ quan liên quan để kiểm soát tình trạng này, đảm bảo an toàn nợ công. Cụ thể, nguồn vốn vay chỉ tập trung các dự án quan trọng. Xác định rõ bội chị và lộ trình cắt giảm bội chi ngân sách hướng tới năm 2018 bội chi ngân sách giảm còn 3,7% GDP; năm 2019 là 3,6% và 2020 giảm xuống 3,4%.
Ngoài ra, cũng siết chặt bảo lãnh Chính phủ. Theo đó, từ năm 2016 đến nay không bảo lãnh thêm dự án nào nữa, chỉ giải ngân những dự án bảo lãnh trước đó. Đảm bảo cân đối, bố trí trả nợ đúng hạn đã có trong kế hoạch cụ thể. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong đầu tư công, hợp tác đầu tư, đấu thầu.
Tiền phong
- Infographic: Những quyết định quan trọng nào đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV?
- Trung ương cắt 10.000 tỉ đồng cho các dự án chống ngập TP HCM
- Bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
- Quốc hội yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại
- Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Bộ Quốc phòng sẽ giữ lại 100% vốn nhà nước tại 17 doanh nghiệp