Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định Việt Nam là một trong những câu chuyện phát triển sáng chói nhất trong thập kỷ vừa qua
"Tôi tin rằng sức mạnh không thể chối cãi này sẽ giúp các bạn đạt được mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước thu nhập cao", bà nói.
- 22-07-2023Việt Nam đón 70.000 tấn "vàng lỏng", ghi dấu cột mốc lịch sử: Chính thức tiến vào lĩnh vực đang tạo "địa chấn" toàn cầu
- 21-07-2023Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mang “friendshoring” đến Việt Nam: Chiến lược đặt sản xuất tại các quốc gia bằng hữu mà Mỹ khởi xướng có gì cần lưu ý?
- 18-07-2023Nước ASEAN gây kinh ngạc về sức mạnh thủy điện: Sản lượng 1 năm đủ dùng 6 năm, bán điện sang Việt Nam vượt Trung Quốc
Ngày 21/7, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam kéo dài 3 ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã có cuộc gặp với báo chí. Bà đã chia sẻ nhiều điều về quan hệ kinh tế Việt - Mỹ, vai trò của Việt Nam trong chiến lược "friendshoring" của Mỹ và về sức chống chọi của nền kinh tế trước những thách thức hiện nay. Đặc biệt, bà rất ấn tượng về sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Mở đầu bài phát biểu, bà Yellen nói: "Năm 1995, Mỹ và Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao. 28 năm đã trôi qua kể từ ngày đó, và chúng ta đang nhìn thấy sự chuyển mình thực sự ấn tượng trên khắp đất nước Việt Nam, từ thủ đô Hà Nội cho tới thành phố Hồ Chí Minh. Nền kinh tế bùng nổ nhờ sự chăm chỉ và tài năng của người dân Việt Nam, đồng thời cũng nhờ các biện pháp cải cách thị trường cũng như dòng vốn đầu tư và hoạt động thương mại quốc tế".
Bà nhận định Việt Nam hiện là người chơi chính tên “sân khấu” kinh tế quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi ung ứng toàn cầu. "Tôi tin rằng sức mạnh không thể chối cãi này sẽ giúp các bạn đạt được mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước thu nhập cao".
Quan hệ kinh tế Việt – Mỹ đã ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Hai nước trao đổi đủ loại mặt hàng, từ máy móc thiết bị cho tới hàng dệt may và linh kiện điện tử. Nhiều công ty hàng đầu của Mỹ như Apple và Google đã hiện diện ở Việt Nam.
Bà Yellen nêu ra những con số: "2 thập kỷ vừa qua, thương mại giữa 2 nước tăng trưởng gần 25% mỗi năm – 1 con số thực sự ấn tượng. Không chỉ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt và giá trị hàng hóa dịch vụ theo chiều ngược lại cũng đã tăng gần 20 lần so với năm 2002".
Năm 2020, đại dịch trăm năm mới có 1 lần bao trùm toàn thế giới, cướp đi hàng triệu mạng sống và khiến kinh tế toàn cầu đóng băng. 2 năm sau, xung đột ở Ukraine khiến giá nhiều hàng hóa cơ bản tăng mạnh. Những cú sốc như vậy tác động đến toàn thế giới, từ Đông Nam Á đến châu Phi hay Bắc Mỹ.
Trước tình hình đó, Chính phủ Mỹ đang thúc đẩy chương trình nghị sự hướng đến mục tiêu củng cố sức chống chọi của nền kinh tế. Một trong những điểm trọng tâm là tăng cường hợp tác với mạng lưới gồm nhiều đối tác kinh tế tin cậy, trong các lĩnh vực như thương mại và khí hậu. Không chỉ tập trung vào những nền kinh tế phát triển mà bao gồm cả các nước đang phát triển và thị trường mới nổi như Việt Nam.
Về thương mại, Mỹ sử dụng cách tiếp cận “friendshoring” – tức xây dựng chuỗi cung ứng kết nối Mỹ và các nước có quan hệ bằng hữu. Mục tiêu là tăng sức chống chọi của nền kinh tế trước các cú sốc. Không chỉ cải thiện sự bền vững của hoạt động sản xuất trong nước, Mỹ tin rằng để nền kinh tế khỏe mạnh, kiên cường trong dài hạn thì cần phải có chuỗi cung ứng toàn cầu đa dạng.
Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã nổi lên là 1 mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu. Dòng vốn đầu tư tăng mạnh. Tại Bắc Ninh, tập đoàn Amkor sẽ sớm mở cửa 1 siêu nhà máy sử dụng các công nghệ hiện đại nhất. Tại Đồng Nai, 1 công ty khác của Mỹ là Onsemi đang làm ra những con chip được lắp vào những chiếc xe hơi chạy ở nơi cách đó nửa vòng trái đất. Và ở TPHCM là một trong những nhà máy lớn nhất thế giới của Intel.
Rộng hơn, Việt Nam và Mỹ đều là thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương. 2 tháng trước, các nước thành viên đã đồng thuận về chương trình tăng cường sức chống chọi của chuỗi cung ứng.
Ngoài thương mại, biến đổi khí hậu cũng là thách thức lớn mà Mỹ đang muốn phối hợp cùng Việt Nam để đối phó. Thông qua thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership – JETP), Mỹ cùng một số đối tác đã cam kết huy động ít nhất 15,5 tỷ USD trong vòng 3 - 5 năm tới để hỗ trợ nhu cầu chuyển dịch sang các nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam.
"Tôi rất vui khi có mặt ở Việt Nam ngày hôm nay. Đất nước của các bạn là một trong những câu chuyện phát triển sáng chói nhất trong thập kỷ vừa qua. Mỹ tự hào sẽ tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng Việt Nam để xây dựng sự thịnh vượng cho cả 2 quốc gia", bà nói.
Nhịp sống thị trường