Bộ trưởng Tài chính yêu cầu bình ổn giá cả hàng hoá Tết
Bộ trưởng Tài chính yêu cầu bình ổn giá cả hàng hoá trước, trong và sau tết (Ảnh minh hoạ).
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đề nghị các đơn vị trực thuộc bộ cập nhật sát tình hình cung cầu, giá cả thị trường trong nước để kịp thời tham mưu biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau tết.
- 21-01-2023Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba: Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và đầy sức sống
- 21-01-2023Tin vui từ ngân sách: mỗi thùng dầu thô xuất khẩu có thêm 16 USD
- 21-01-2023Tỉnh có GRDP bình quân đầu người ngang Thái Lan tăng trưởng ra sao trong năm 2022?
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị số 03/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Tại chỉ thị, Bộ Tài chính dự báo, quý 1/2023 còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình cung cầu, giá cả mặt hàng nguyên vật liệu thiết yếu biến động phức tạp khó lường.
Với công tác tăng cường điều hành và bình ổn giá cả thị trường dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Bộ trưởng đề nghị đơn vị trực thuộc bộ theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam. Từ đó có giải pháp ứng phó phù hợp, cập nhật sát tình hình cung cầu, giá cả thị trường trong nước, kịp thời tham mưu biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau Tết. Tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và tránh để xảy ra biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.
Cục Quản lý giá có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng thuộc bộ, ngành tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả. Đặc biệt một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng tư liệu sản xuất quan trọng có giá biến động lớn.
Khảo sát của Tiền Phong cho thấy, mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu của người dân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tương đối ổn định. Lượng hàng hoá tại siêu thị, chợ truyền thống dồi dào. Tuy nhiên, sức mua của người dân ảm đạm hơn so với các năm trước.
Tại Hà Nội, ngày cận Tết, dù siêu thị mở cửa đến 12 giờ đêm nhưng sức mua của người dân yếu so với mọi năm. Bà Nguyễn Thị Kim Dung -Giám đốc siêu thị Co.op Mart Hà Đông (Hà Nội) cho biết, để đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết Quý Mão, ngay từ cuối quý 3/2022, đơn vị đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa. Từ ngày 27 Tết, siêu thị mở cửa đến tận 12 giờ đêm để tiếp khách. Người dân chủ yếu tập trung mua hàng nhu yếu phẩm và những món cần thiết trong dịp Tết như bánh kẹo, nước ngọt, bia, các loại hạt khô, đồ khô.
“Đến ngày 29 Tết, sức mua của người dân có tăng so với ngày thường nhưng kém so với Tết năm ngoái cũng như Tết các năm chưa có dịch. Người dân mua sắm ít và những giỏ quà Tết vài trăm nghìn bán chạy nhất những ngày này”, bà Dung cho biết.
Tiền Phong