Bỏ việc để theo đuổi đam mê, nhưng khi nhận thấy 6 dấu hiệu này, đã đến lúc bạn nên dừng lại: Muốn theo đuổi thành công, trước tiên bạn phải sống đã!
Hãy làm những gì bạn đam mê, là thế mạnh của bạn, rồi thành công sẽ theo đuổi bạn. Nhưng khi đam mê không thể đem lại một kết quả thực tế cho cuộc sống, đã đến lúc bạn nên nhìn nhận lại con đường của mình.
- 14-02-2019Kiếm tiền tỷ chỉ trong 1 năm nhưng vội bán tháo vì nợ ngập đầu, tôi đau đớn nhận bài học: Kiếm BAO NHIÊU không quan trọng, kiếm BAO LÂU mới là mấu chốt làm giàu
- 28-12-2018Kiếm tiền không khó, quan trọng là phải nhớ 5 quy tắc sau để thành công
- 14-12-20189 cách kiếm tiền mà người bình thường đều làm được
Nhiều người thành công khuyên bạn hãy theo đuổi đam mê, làm công việc mà bạn đam mê, khát vọng và biến nó trở thành nguồn sống. Tuy nhiên, nếu công việc bạn làm không giúp bạn có đủ tiền để chăm chút cho miếng cơm của mình, có lẽ, công việc đó không dành cho bạn. Trong trường hợp này, nó không phải là một công việc thực sự mà chỉ đơn thuần là một sở thích, làm thì tốt mà không làm thì cũng chẳng ảnh hưởng gì. Bởi khả năng kiếm ra tiền là thứ quyết định công việc đó có đáng với công sức bạn bỏ ra hay không.
Nếu có những dấu hiệu sau đây, đừng chần chừ mà hãy dừng ngay công việc mà bạn cho rằng mình đam mê, bởi lợi ích nó mang lại chẳng thấm vào đâu so với những chi phí bạn bỏ ra cho nó!
Số tiền bạn kiếm được không đủ để thỏa mãn bạn
Thử nhìn lại bảng thu nhập của bạn. Mỗi tháng bạn vẫn có lợi nhuận đều đặn chứ? Giữa các tháng, dòng tiền thu về có sự tăng trưởng hay không? Hay ít nhất, nó có ổn định hay không?
Tôi đã từng thấy những bản kế hoạch dự án hoàn hảo nhưng sau cùng lại chẳng mang lại chút lợi ích nào bởi người thực hiện chúng đặt trọng tâm sai vị trí: thay vì tập trung vào giá trị cốt lõi công việc mang lại, người ta chỉ chăm chút những thứ bề ngoài, gắng sức đặt cho công ty một cái tên thật sang, design một chiếc fanpage thật đẹp nhưng chẳng có một lượt tương tác...
Tất cả những thứ đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Chăm chăm đầu tư vào những thứ như vậy thì đừng hỏi tại sao làm nhiều việc nhưng tiền chẳng có bao nhiêu. Số dư trong tài khoản ngân hàng là thứ quyết định tính hiệu quả của công việc mà bạn theo đuổi. Doanh số tăng, dòng tiền chảy vào lớn sẽ ổn định công việc của bạn và giúp bạn có vốn để mở rộng khi cần.
Bạn không có đủ lòng kiên trì
Bất kỳ thành công nào cũng cần lòng quyết tâm, nhiệt huyết và công việc của bạn cũng vậy. Một năm là thời gian trung bình để một người "khai tử" công việc theo niềm đam mê. Muốn có thành công trong dài hạn, bên cạnh lòng nhiệt huyết, thời gian là nhân tố đầu tư quan trọng hơn hết.
Nếu bạn là người cả thèm chóng chán, việc duy trì và mở rộng các thương vụ là gần như không thể. Thật kỳ quặc và khó chịu khi cứ phải cống hiến cho thứ gì đó mà mình không thực sự đam mê. Hãy chọn thứ mà bạn thực sự thích, am hiểu, khi đó, xác suất thành công của bạn sẽ lớn hơn bao giờ hết.
Bạn không sẵn sàng đương đầu với thử thách
Người sáng lập của một công ty có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của nó sau này. Cứ rụt rè bạn sẽ mãi mãi tay trắng.
Nếu người ta không biết về bạn, làm sao người ta làm việc cùng bạn hay mua sản phẩm của công ty bạn? Hãy học cách đương đầu với khó khăn vì đó là cách tốt nhất để tôi luyện bản thân. Hãy sớm đưa bản thân vào khuôn khổ bằng cách rèn luyện, trang bị các kỹ năng làm việc, kinh nghiệm mỗi ngày trước khi quyết định thực hiện đam mê của mình.
Công việc bạn làm không thực sự mang lại giá trị cho cộng đồng
Làm chủ một doanh nghiệp không đơn thuần là ngồi mát ăn bát vàng cả ngày trong phòng điều hòa, thích làm gì thì làm. Trở thành người đứng đầu một tổ chức cũng đồng nghĩa với việc bạn phải giải quyết vô vàn vấn đề và tạo ra những giá trị khác biệt. Bạn có giúp các bậc phụ huynh giáo dục con cái mình quản lý tài chính không? Bạn có mang đến cho người ta những phương pháp giảm cân hữu hiệu không?
Không thiếu gì cách làm giàu nhưng tôi dám chắc rằng bỏ việc, mở đại một doanh nghiệp nho nhỏ rồi ngày ngày ngồi ở quán cà phê làm việc không phải là một ý hay. Công việc chúng ta hướng đến phải mang đến giá trị cho những người cần nó, cũng như "vua bán lẻ" người Mỹ Zig Ziglar từng nói: "Muốn nhận lại hãy học cách cho đi".
Businessinsider