Bỏ việc ở công ty công nghệ, chàng trai 34 tuổi kiếm 7 tỷ đồng mỗi tháng nhờ hợp tác với Alibaba bán chuối xanh, phục vụ trend "chữa lành" của giới văn phòng
Người đàn ông nhận ra rằng, anh không chỉ đang bán chuối mà còn bán cả giá trị tinh thần. Đây mới là điều cốt lõi giúp anh thành công.
- 30-06-202423 tuổi điên cuồng kiếm tiền để nghỉ hưu sớm, 33 tuổi có 16 tỷ nhưng hối hận: Tôi đã làm gì với 10 năm tuổi trẻ của mình
- 24-06-2024Người trẻ trúng tuyển ĐH sớm, du học, đi làm kiếm tiền một phần nhờ IELTS: "Là lợi thế cạnh tranh nhưng 100% không phải vé thông hành"
- 21-06-20243 cung hoàng đạo sợ nghèo hơn cả chuyện độc thân, "sơ hở" ra là lo chuyện kiếm tiền
Anh Lin sinh năm 1990 vốn là nhân viên một công ty công nghệ lớn tại thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Sau khi sinh được hai người con, vợ chồng Lâm quyết định nghỉ việc về quê ở thành phố Chương Châu, Phúc Kiến để kinh doanh hoa quả trên các sàn thương mại điện tử.
Giờ đây, người đàn ông 34 tuổi đã kiếm được 2 triệu nhân dân tệ (7 tỷ đồng) mỗi tháng nhờ bán chuối xanh theo trào lưu trồng chuối xanh chờ chín để "chữa lành" của giới nhân viên văn phòng ở Trung Quốc.
Theo đó, trào lưu cắm cả buồng chuối tại bàn làm việc đang trở nên phổ biến trong giới công sở khi họ cảm thấy áp lực ngày một gia tăng. Những người cắm loại trái cây này mô tả quá trình từ chuối xanh chuyển sang chuối chín là quá trình "ngừng lo lắng."
Trong tiếng Trung Quốc có cụm từ "ting zhi jiao lu," nghĩa là ngừng lo âu. Nhưng khi phát âm, cụm "ting zhi jiao lu" nghe tương tự như "chấm dứt màu xanh của chuối."
Do vậy nhiều người trẻ đã mua những buồng chuối vẫn còn xanh, sau đó đặt vào trong bình nước. Sau khoảng 1-2 tuần thì có thể ăn được. Quá trình chờ chuối chín được coi là một thú vui giúp giải tỏa căng thẳng trong công việc.
"Từ màu xanh tươi tốt đến màu vàng vàng, mọi khoảnh khắc đều tràn ngập hy vọng và bất ngờ vô tận," một người viết trên mạng.
Đó là một quá trình mọi người cảm thấy bình yên so với sự hối hả và nhộn nhịp của nhiều nơi làm việc.
Được biết, ý tưởng này đến với Lin trong một buổi livestream (phát trực tiếp) bán trái cây của anh, khi một số khán giả nhất quyết mua chuối còn nguyên cuống. Ban đầu, anh bối rối không biết tại sao lại có người mua chuối theo cách này. Sau khi bán thử, anh ngạc nhiên trước những phản hồi tích cực từ khách hàng.
Đến tháng 3 vừa qua, Lin hợp tác với Tao Factory của Alibaba. Các chuyên gia tiếp thị của công ty này gợi ý anh nên tập trung vào chiến lược tiếp thị "ngừng lo lắng."
Với sự giúp đỡ của họ, Lin đã cung cấp cho người mua những chiếc bình để dễ cắm chuối, cùng với những tấm thiệp nhỏ có ghi thông điệp động viên như "đừng lo âu."
Ngoài ra, anh cũng nâng cấp bao bì để thêm các khẩu hiệu như "thoát khỏi nỗi lo lắng" và "ngăn chặn muộn phiền."
Thời kỳ đầu tiên, Lin có khoảng vài nghìn đơn đặt hàng mỗi ngày. Giờ đây, doanh số bán hàng đã tăng vọt lên 15.000 đơn, tương đương 50 tấn chuối được bán ra mỗi ngày.
Một buồng chuối xanh nặng 4kg, có 35-40 quả khi lên các sàn thương mại điện tử có giá 33 tệ (115.000 đồng). Từ khi chuyển sang bán chuối xanh "chữa lành", Lin thu về khoảng 2 triệu nhân dân tệ mỗi tháng (khoảng 7 tỷ đồng).
Hua Dawei, đối tác kinh doanh của Lin, cho biết: "Cuối cùng chúng tôi nhận ra rằng mình không chỉ bán chuối mà còn bán giá trị tinh thần".
"Người tiêu dùng trẻ ngày nay coi trọng sự thú vị và tính thẩm mỹ", Lin tiết lộ.
Anh nói với National Business Daily rằng, xu hướng chuối "chữa lành" đã giúp nhiều nông dân cải thiện kinh tế. Trước đây, họ chỉ bán được với giá rẻ bằng nửa giá hiện tại, đôi khi còn thua lỗ.
Lin nói đùa rằng chính anh mới là người cảm thấy lo lắng vì nhu cầu quá lớn. Lúc bận rộn nhất, anh chỉ nghỉ ngơi 5 tiếng mỗi ngày.
Ngoài chuối, Lin còn bán cả dứa "chữa lành" với tên hàng hóa là "Hey! Pineapple" hay "hei feng li", với ý nghĩa "Tôi thích bạn".
Anh cũng có kế hoạch tiếp thị sản phẩm chanh dây, bởi theo anh một sản phẩm "hot" không phải là giải pháp lâu dài.
Theo SCMP
Đời sống & pháp luật