Bỏ việc văn phòng lương 30 triệu để theo đuổi đam mê, kết cục phải vật lộn sinh tồn với 2 triệu đồng mỗi tháng
Quyết tâm theo đuổi đam mê, nghe thì mỹ miều và truyền cảm hứng đấy, nhưng hiện thực không phải lúc nào cũng như mơ.
- 04-08-2024Sáng lên công ty, tối làm nghề tay trái: Cách dân văn phòng “tiền đẻ ra tiền”, kiếm không kém công việc chính
- 19-07-2024Dân văn phòng tự xin nghỉ việc nhưng lỡ tiêu hết tiền: Nỗ lực cắt giảm chi tiêu, chuyển qua làm shipper vì không thể ngồi yên mãi
- 17-07-2024Tiệm cháo vịt 20 năm tuổi là điểm đến yêu thích của dân văn phòng mỗi trưa: Mẹ chồng đặt tên tiệm theo tên con dâu, nhiều chị em ngưỡng mộ "xin vía"
Nghỉ việc văn phòng, ở nhà làm freelancer hoặc gom hết tiền tiết kiệm để khởi nghiệp, kinh doanh riêng, là lựa chọn của không ít người, đặc biệt là thế hệ Gen Z - những bạn trẻ thích làm chủ hơn là an phận “dính” lấy cuộc sống 9-to-5 chốn công sở.
Đương nhiên, hành trình này không thiếu người thành công, nhưng cũng chẳng ít dấu chân của kẻ “tạm thời” thất bại. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch, chuyện lỗ vốn ở thời điểm mới khởi nghiệp, kinh doanh buôn bán cũng chẳng có gì khó hiểu.
Bỏ việc văn phòng lương 30 triệu, cuối cùng mỗi tháng chỉ có hơn 2 triệu để tiêu
Mới đây, trên nền tảng MXH Threads, chia sẻ của một “bảnh” về việc thu nhập giảm sâu mỗi tháng, đang nhận được sự quan tâm của CĐM.
Câu chuyện của “bảnh” này có thể tóm tắt như sau: Năm 2021-2022, cô bạn đi làm văn phòng và kiếm được 20-30 triệu/tháng. Năm 2023 chuyển ngành, thu nhập giảm xuống còn 10 triệu/tháng. Đến năm 2024, cô lại chuyển hướng đi một lần nữa, kéo theo việc thu nhập giảm đến mức không tưởng, chỉ còn khoảng 2,5 triệu đồng/tháng.
Con số ấy đương nhiên không đủ để trang trải cuộc sống, nên cô cảm thấy rất hối hận, và khuyên những người đang có công việc tốt không nên nhảy việc, vì chưa chắc lương sẽ cao hơn.
Trong phần bình luận của bài đăng, có người đồng cảm vì cũng đang ở trong hoàn cảnh tương tự: Thu nhập giảm sau khi “bật” từ chốn này sang chốn khác; nhưng cũng có người tỏ ra nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện mà cô bạn chia sẻ, vì từng được trả lương 30 triệu/tháng, chứng tỏ cô cũng giỏi. Không thể có chuyện giờ chỉ kiếm được chưa tới 3 triệu đồng.
Tựu trung lại, nhảy việc hay nhảy sang hẳn một ngành mới trong thời điểm này, chắc chắn không thể loại trừ hết rủi ro thu nhập giảm, vì làn sóng cắt giảm nhân sự vẫn chưa lắng xuống hoàn toàn. Thế nên, việc cô bạn đang có mức lương 30 triệu, giảm xuống còn chưa tới 3 triệu, nghe cũng buồn thật đấy, nhưng công tâm mà nói, cũng không có gì khó hiểu.
2 điều cần xác định trước khi đổi ngành, nhảy việc để không bị "shock tâm lý"
Là người trải qua gần nửa năm thất nghiệp sau khi nghỉ việc hồi tháng 2/2024 - ngay sau Tết Nguyên Đán, Minh Châu (sinh năm 1996) thừa nhận bản thân có phần hối hận vì quyết định bồng bột.
Hiện tại, Minh Châu đã tìm được 1 công việc fulltime với mức lương gần bằng công việc cũ. Sau 6 tháng vật lộn rải CV, sinh sống bằng tiền tiết kiệm, Minh Châu rút ra 3 bài học quan trọng.
1 - Phải làm rõ lý do mình muốn nghỉ việc
"Mình nghỉ việc vì cảm giác burn-out chứ không phải vì bất mãn với chế độ lương thưởng của công ty, hay không hòa hợp được với đồng nghiệp. Lúc ấy mình không hề nghĩ tới việc xin nghỉ phép để lấy lại tinh thần. Ngày mình nộp đơn xin nghỉ việc cho sếp, chị còn chủ động gợi ý mình xin nghỉ 2 tuần, thay vì nghỉ hẳn. Nhưng mà mình không chịu vì cảm giác áy náy, mình nghỉ như vậy thì đồng nghiệp sẽ phải gánh cả việc của mình" .
Minh Châu kể và thừa nhận cô có chút hối hận vì quyết định nghỉ việc này.
"Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với lương, thưởng hay chế độ đãi ngộ của công ty, mình nghĩ xin nghỉ là hợp lý. Còn nếu xin nghỉ chỉ vì cảm giác burn-out thì mình nghĩ là không nên. Lúc kiệt sức, cảm giác phải chơi 2-3 tháng mới đã, nhưng có khi chơi 2-3 tuần là đã chán rồi ấy" - Minh Châu khẳng định.
2 - "Có năng lực chưa chắc đã tìm được công việc như ý"
Minh Châu thất nghiệp từ Tết cho tới tận hè không phải vì năng lực làm việc không tốt, mà vì cô có tiêu chuẩn riêng cho nơi mình sẽ gắn bó. Trầy trật rải CV suốt nhiều tháng trời, Minh Châu mới nhận ra không phải cứ có năng lực là sẽ xin được việc.
"Lúc nộp đơn xin nghỉ việc, thú thật mình cũng nghĩ với kỹ năng của mình thì xin việc mới chẳng khó. Ngay cả sếp mình cũng nói vậy nên mình càng tự tin nghỉ việc. Nơi làm việc đầu tiên có chế độ lương, thưởng và có văn hóa riêng, đó là cái may mắn của mình. Cũng vì thế nên tự nhiên mình đặt ra tiêu chuẩn cao khi đi xin việc.
Không có lương OT, mình không làm. Công ty không có văn hóa nội bộ, mình cũng không thích. Có đầy đủ 2 yếu tố ấy mà công việc không có sự thử thách, ngày nào cũng chỉ ngồi vẽ poster, thiết kế banner, thú thật là mình cũng chê.
Những nơi mình muốn xin vào thì họ lại đang không tuyển, những nơi mình xin vào được rồi thì mình lại không thấy phù hợp. Giờ mình không biết nên làm gì nữa, hạ tiêu chuẩn xuống thì cũng tìm được việc thôi, nhưng công việc không đúng mong muốn thì cũng chán, mà thất nghiệp mãi thì cũng chẳng vui" - Minh Châu chia sẻ và gọi đây là tình trạng khá nan giải.
Mỗi chúng ta sẽ có một mong muốn, một sự kỳ vọng khác nhau ở nơi mình sẽ gắn bó, làm việc. Có người chỉ cần chế độ lương thưởng rõ ràng, công việc ổn định; có người lại thích những nơi nhiều thử thách - giống như Minh Châu.
Từ trạng thái thất nghiệp chủ động, giờ lại thành ra thất nghiệp bị động, Minh Châu không ngại thừa nhận những "cái sai" của mình.
"Đừng nghỉ việc quá bồng bột, nhất là khi bạn đã gần 30 tuổi" là bài học thấm thía, cũng có phần hơi cay đắng mà Minh Châu đã ngộ ra.
Nhịp sống thị trường