MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bối cảnh hoạt động chuyển tiền ở châu Á - Thái Bình Dương đang dần thay đổi

28-09-2023 - 10:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Bối cảnh hoạt động chuyển tiền ở châu Á - Thái Bình Dương đang dần thay đổi

Với mức gia tăng đáng kể của thanh toán ngang hàng (thanh toán giữa các cá nhân) trên toàn khu vực và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng được số hóa, nhiều sự thay đổi trong bối cảnh có liên quan là không thể tránh khỏi.

Một thập kỷ vừa qua đã chứng kiến những chuyển biến ngoạn mục trong cách chúng ta chuyển tiền xuyên biên giới, từ người này sang người khác. Sự đổi mới liên tục của công nghệ và các xu hướng kinh tế toàn cầu - bao gồm các mô hình di cư và sự di chuyển lao động trong thời kỳ hậu đại dịch - đã có tác động sâu sắc đến hoạt động thanh toán xuyên quốc gia. Những thay đổi này đặc biệt rõ rệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Thực tế, bối cảnh hoạt động chuyển tiền ngang hàng (P2P, Peer-to-peer payments) ở APAC đã trải qua những biến đổi nhanh chóng hơn các khu vực khác với tốc độ phát triển mạnh mẽ chưa từng có.

Làm thế nào để các ngân hàng, cá nhân và các công ty fintech phục vụ những khách hàng này có thể tận dụng cơ hội mà sự chuyển đổi đang mang đến?

Dữ liệu thu thập trong quá trình Phân tích Quy mô Thị trường Toàn cầu được ủy quyền bởi Visa vào năm 2022 cho thấy khả năng tăng trưởng 7% hàng năm về khối lượng chuyển tiền trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bất chấp những dự đoán trước đó về việc dòng tiền bị suy giảm do đại dịch. Tỷ lệ di cư cao đã dẫn đến một số lượng lớn người lao động châu Á thường xuyên gửi tiền về cho gia đình ở quê nhà. Theo Ngân hàng Thế giới, Ấn Độ đã nhận được 89,4 tỷ đô la kiều hối vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 100 tỷ đô la vào năm 2022.

"Không quá ngạc nhiên khi châu Á - Thái Bình Dương là một trong những khu vực có dòng tiền nhận ròng cao nhất toàn cầu, do học sinh châu Á chiếm khoảng 53% số học sinh quốc tế đăng ký tại các cơ sở giáo dục trên toàn thế giới và các gia đình, tổ chức học bổng cũng như các tổ chức khác sử dụng dịch vụ chuyển tiền điện tử xuyên quốc gia để hỗ trợ họ," ông Deepan Dagur, Phó Chủ tịch, Trưởng phòng Visa Direct, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Visa nhận định. "Ngoài ra, sự phổ biến của ví điện tử và thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ đã tạo điều kiện cho việc chuyển tiền P2P trở nên thuận tiện hơn với nhiều người dân châu Á - Thái Bình Dương không có tài khoản ngân hàng, góp phần khiến dòng kiều hối tăng trưởng hơn nữa".

Bối cảnh hoạt động chuyển tiền ở châu Á - Thái Bình Dương đang dần thay đổi - Ảnh 1.

Số lượng giao dịch chuyển tiền trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt mức tăng trưởng ước tính 7% hàng năm.

"Vi mô hóa" quy mô giao dịch

Khi tổng khối lượng thanh toán tăng lên, trung bình quy mô giao dịch sẽ giảm. Trên thực tế, 90% các khoản thanh toán xuyên quốc gia hiện có giá trị dưới 100.000 đô la. Xu hướng "vi mô hóa" thanh toán chủ yếu nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ chuyển tiền P2P, dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng dịch vụ. Chẳng hạn vào một thập kỷ trước, khi việc chi trả cho con du học khó khăn và tốn kém hơn, người gửi tiền thường sẽ thực hiện các giao dịch lớn hơn và ít thường xuyên hơn. Tần suất gửi tiền đến và đi từ châu Á - Thái Bình Dương ngày càng tăng chủ yếu là do việc sử dụng các ứng dụng chuyển tiền điện tử ngày càng dễ dàng hơn.

Bối cảnh hoạt động chuyển tiền ở châu Á - Thái Bình Dương đang dần thay đổi - Ảnh 2.

Chuyển tiền P2P ngày càng dễ dàng hơn nhờ sự có mặt của các ứng dụng chuyển tiền điện tử.

Theo báo cáo "Dòng tiền di chuyển: Sự thích nghi với chuyển tiền điện tử 2023" do Visa thực hiện gần đây, 43% người tham gia khảo sát tại Singapore đã sử dụng ứng dụng thanh toán để gửi tiền ít nhất một lần mỗi tháng. "Khi các giao có thể được thực hiện từ một ứng dụng di động, với chi phí chỉ vài đô la và tiền nhận được trong ngày, không khó hiểu tại sao lượng giao dịch tăng lên, mặc dù trung bình quy mô giao dịch trở nên nhỏ hơn," ông Dagur chia sẻ thêm.

Cơ hội cho các doanh nghiệp thanh toán

Trước sự thay đổi trong hoạt động chuyển tiền, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đang có cơ hội để phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp hơn với sự gia tăng về số lượng của các khoản chuyển tiền giá trị thấp.

Người thực hiện giao dịch chuyển tiền P2P ở châu Á - Thái Bình Dương ngày càng bị thu hút bởi các nền tảng và dịch vụ nhanh và phù hợp với người bản địa, có mức biểu phí phù hợp; các nhà cung cấp có thể xử lý liền mạch khối lượng giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới nhỏ hơn nhưng tần suất cao sẽ có lợi thế rõ ràng. Trong bối cảnh đó, Visa đang hợp tác với các đối tác thanh toán để nâng cao trải nghiệm chuyển tiền trong nước lẫn xuyên quốc gia với hiệu suất sát sao thời gian thực thông qua Visa Direct.

Hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng, công ty fintech và các nhà bán lẻ khắp châu Á - Thái Bình Dương để giúp họ nắm bắt mọi cơ hội, Visa Direct có thể giúp người chuyển tiền P2P gửi tiền vào 2,5 tỷ tài khoản ngân hàng, 1,5 tỷ ví điện tử và 3 tỷ thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. "Chúng tôi hoạt động nhằm mang đến một sự lựa chọn để các ngân hàng và công ty fintech có thể cạnh tranh với các dịch vụ khác," ông Dagur kết luận. "Đó là vì họ đang có mặt trong một thị trường cạnh tranh, nơi họ vừa phải cố gắng phát triển thị phần, vừa phải đảm bảo khách hàng luôn hài lòng về dịch vụ của họ".

Tìm hiểu thêm về Visa Direct tại đây.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên