BOJ tăng lãi suất mang tính lịch sử, đồng Yên lập tức giảm giá mạnh: Chuyên gia nhấn mạnh "một điều lớn lao sắp xảy ra"
Ngày 19/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cuối cùng đã chấm dứt lãi suất âm nhằm mục đích phục hồi nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Một chuyên gia theo sát tình hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế hàng đầu châu Á cho rằng “một điều lớn lao sắp xảy ra”.
- 20-03-2024FED sắp kết thúc họp chính sách rạng sáng mai: Tâm điểm xoay từ quyết định lãi suất sang ‘những dấu chấm’
- 20-03-2024Ôm mộng giàu nhanh, tham gia “room VIP” để chọn cổ phiếu hứa hẹn lợi nhuận tới 125%/năm, nhiều nhà đầu tư mất trắng tiền tiết kiệm cả đời
- 19-03-2024Trader "quen mặt" nhất sàn chứng khoán Mỹ kể chuyện đời: Được ví như Einstein Phố Wall nhưng từng có 2 năm không kiếm ra tiền, tiết lộ bí kíp tồn tại trên thị trường 4 thập kỷ
Quyết định của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) được đưa ra chỉ vài ngày sau khi liên đoàn Rengo đàm phán thành công với các doanh nghiệp Nhật Bản để tăng mức lương kỷ lục. Hiện mức tăng lương bình quân tạm thời là 3,7%, cao hơn mức tăng của năm ngoái và cũng là mức cao nhất trong ba thập kỷ.
Thống đốc BOJ Kazuo Ueda đã nhiều lần nói rằng các cuộc đàm phán này là chìa khóa để giá cả tăng bền vững, giúp đưa ra quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm.
BOJ hiện sẽ xem xét sử dụng lãi suất ngắn hạn làm công cụ chính sách chính của mình. BOJ sẽ áp dụng lãi suất 0,1% đối với cán cân tài khoản vãng lai do các tổ chức tài chính tại ngân hàng trung ương nắm giữ từ ngày 21/3, đồng thời khuyến khích lãi suất cho vay qua đêm không thế chấp (một lãi suất khác được ngân hàng sử dụng làm đòn bẩy chính sách) duy trì ở mức khoảng 0 - 0,1%, tăng so với mức -0,1% trước đó.
Ngay sau thông báo của BOJ, các ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, bao gồm Mitsubishi UFJ Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group và Mizuho Financial Group đã tuyên bố tăng lãi suất tiền gửi bằng đồng yên thông thường.
Vậy điều gì sẽ xảy ra sau quyết định mang tính bước ngoặt này?
Tác động thị trường ngắn hạn
Quyết định hôm thứ Ba đã đồng yên Nhật giảm mạnh, xuống hơn 150 Yên đổi 1 USD, mức mà trước đây Nhật Bản từng phải ra tay can thiệp.
Tại cuộc họp báo sau quyết định của mình, Thống đốc Ueda cho biết khó có thể tăng nhanh lãi suất, do triển vọng mong manh của nền kinh tế. Điều này khiến một số nhà đầu tư giá lên đồng Yên thất vọng.
Cũng trong cuộc họp báo, ông Ueda không đảm bảo về mốc thời gian thu hẹp bảng cân đối kế toán của BOJ, cũng như không đưa ra bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào về một đợt tăng lãi suất khác.
Nhóm lãi suất toàn cầu của Bank of America cho biết toàn cầu sẽ ngay lập tức chịu tác động. Nhóm BofA cũng lưu ý rằng việc BOJ loại bỏ khuôn khổ kiểm soát đường cong lợi suất không có nghĩa là lợi suất trái phiếu chính phủ (JGB) tăng mạnh. Vì BOJ cho biết họ vẫn sẽ mua trái phiếu chính phủ với lượng tương đương trước đây, khoảng 6 nghìn tỷ Yên mỗi tháng.
Mối quan tâm dài hạn
Một trong những nỗi lo lớn nhất là làn sóng “hồi hương” về Nhật Bản.
Nhiều thập kỷ chính sách tiền tệ nới lỏng, trái với các ngân hàng trung ương trên toàn cầu lựa chọn thắt chặt chính sách, cũng khiến nhiều người tập trung vào giao dịch bằng đồng Yên Nhật. Do chênh lệch lãi suất quá lớn giữa Nhật Bản và Mỹ cũng như các khu vực khác trên thế giới, đồng Yên ngày một yếu đi.
Thế nên các giao dịch thực hiện sẽ liên quan đến việc vay bằng một loại tiền tệ có lãi suất thấp để tài trợ cho các khoản đầu tư vào tài sản có lãi suất cao hơn ở nơi khác.
Việc loại bỏ giao dịch chênh lệch đồng Yên truyền thống cùng với việc vốn Nhật Bản quay trở lại thị trường trái phiếu trong nước có thể gây ra biến động rộng hơn. Các nhà đầu tư Nhật Bản đã tìm kiếm lợi nhuận những nơi khác sau nhiều năm lãi suất thấp ở thị trường quê nhà.
Nhà kinh tế Vishnu Varathan của Mizuho cho biết, với việc BOJ khó có thể tăng mạnh lãi suất, rất ít khả năng chênh lệch giữa trái phiếu kho bạc Mỹ và trái phiếu chính phủ Nhật Bản giảm mạnh. Nhưng nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có bước đi ôn hoà bất ngờ sẽ là chuyện khác. Ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến sẽ công bố quyết định lãi suất ngày 20/3.
Hayden Briscoe, người đứng đầu bộ phận quản lý danh mục đầu tư đa tài sản APAC tại UBS Asset Management, cho biết về lâu dài, lợi suất trái phiếu sẽ tăng dần. Briscoe cho rằng sẽ mất một thời gian để BOJ thực hiện nhiều thay đổi hơn đối với lãi suất chuẩn. BOJ không muốn làm mọi người hoang mang khi lãi suất ngắn hạn tăng mạnh mà lãi suất dài hạn đang chịu áp lực.
Ông dự đoán ngân hàng trung ương sẽ cho phép đoạn cuối của đường cong lợi suất nhích cao từ từ. Sau đó nếu BOJ thấy nhu cầu và giá cả tăng thì họ sẽ “bắt đầu lại thúc đẩy lãi suất”.
Tuy nhiên, Briscoe nói rằng động thái này còn lâu mới diễn ra.
Chuyên gia Steven Major của HSBC cho biết việc BOJ có tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3, tháng 4, hay không không quan trọng. Điều quan trọng là toàn bộ sự thay đổi chính sách cùng với những tác động là nó mang lại.
Ông nói: “Một điều lớn lao sắp xảy ra ở Nhật Bản”.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản