Bỗng bị nước EU đòi 91,5 tấn vàng sau 100 năm, Nga đáp trả: Đã trả lại gấp 25 lần, lên đến 1.665 tấn vàng
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho rằng, đây là một câu chuyện khôi hài.
- 17-03-2024Thống kê đau lòng khiến quốc gia phát triển bậc nhất châu Á "đau đáu"
- 17-03-2024Lạm phát và hoa anh đào: Những tác động khiến việc ngắm quốc hoa của nước Nhật đang thay đổi, người dân “tính nhẩm” từng đồng
- 17-03-2024Chấn động lịch sử Apple: CEO Tim Cook lừa nhà đầu tư về doanh số iPhone tại Trung Quốc, chấp nhận chịu phạt 490 triệu USD
Theo hãng tin AP, các nhà lập pháp tại Nghị viện Châu Âu hôm 14/3 đã thông qua một nghị quyết không mang tính ràng buộc, yêu cầu Nga phải trả lại vàng và các di sản có giá trị khác cho Romania đã được gửi đến Moscow trong Thế chiến thứ nhất.
Trong Thế chiến thứ nhất (1916-1917), vương quốc Romania đã gửi 91,5 tấn vàng, đồ trang sức và nhiều tác phẩm nghệ thuật bằng đường sắt tới Moscow.
Nhà lập pháp Romania Eugen Tomac ca ngợi đây là một "cuộc bỏ phiếu lịch sử" và "vấn đề phẩm giá quốc gia" trong một bài đăng trên Facebook. Ông nói: "Romania không thể và không được chấp nhận bất cứ điều gì hơn việc hoàn trả 91,5 tấn vàng và toàn bộ kho báu văn hóa".
Tuy nhiên, các quan chức Nga đã phản ứng về vấn đề này.
Ngày 15/3, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev bình luận: "EU đã đánh cắp tài sản trị giá 300 tỷ USD của Nga và hiện đang yêu cầu Nga trả lại vàng cho Romania. Thật không có gì để nói...".
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã chỉ ra rằng vào năm 1935, Liên Xô đã trả lại một phần hiện vật có giá trị cho Romania như một "dấu hiệu thiện chí".
Bà cũng nhắc lại rằng Liên Xô đã xóa tất cả các khoản nợ cho Romania - không dưới 300 triệu USD.
"Tức là nếu quy đổi sang số tiền ngày nay, nó sẽ vào khoảng 4 tỷ USD", bà Zakharova cho biết.
Người phát ngôn Nga tiếp tục tuyên bố rằng, nếu các khoản nợ này của Romania được tính bằng vàng thỏi, chúng sẽ tương đương với 1.365–1.665 tấn vàng, gấp 20-25 lần so với toàn bộ lượng vàng Romania được gửi đến Nga vào năm 1916-1917.
Đời sống và Pháp luật