Bóng đèn Điện Quang (DQC) ngày một sa sút: Lãi quý 3/2020 vỏn vẹn 1 tỷ đồng, đâu chỉ do Covid-19?
Được biết, không chỉ Covid-19, tình hình kinh doanh của Bóng đèn Điện Quang (DQC) đã liên tục giảm sút nghiêm trọng nhiều năm trở lại đây. Là tên tuổi được định vị khá lâu trên thị trường, với tài sản thuở mới thành lập có giá trị lớn; song trước áp lựuc cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt DQC đã không thể bắt kịp xu hướng mới.
Bóng đèn Điện Quang (DQC) khép lại quý 3/2020 với lợi nhuận tiếp đà giảm sâu. Chi tiết, doanh thu trong kỳ đạt 256 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, khấu trừ giá vốn Công ty đạt lãi gộp 59 tỷ - tăng nhẹ so với mức 55 tỷ trong quý 3/2019.
Được biết, do giá trị cổ phiếu giảm mạnh do Covid-19 khiến DQC trích lập chi phí, dẫn đến doanh thu tài chính từ mức dương 6,5 tỷ (quý 3/2019) chuyển về ghi nhận -1,9 tỷ đồng trong quý 3/2020. Các chi phí bán hàng, quản lý cũng tăng cao do trích lập dự phòng dịch bệnh. Song song, DQC cũng phân bổ chi phí phần mềm ERP... khiến LNST giảm gần 85% xuống còn 1,3 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất nhiều năm gần đây.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Công ty đạt 650 tỷ doanh thu, LNST tương ứng 7 tỷ đồng, lần lượt giảm 8% và 68%. Năm 2020, DQC đặt 2 kịch bản kinh doanh với chỉ số giảm mạnh so với năm 2019:
+ Kịch bản 1 doanh thu 610 tỷ, LNTT 1,86 tỷ.
+ Kịch bản 2 doanh thu 543 tỷ và lỗ sau thuế 9,6 tỷ đồng.
Được biết, không chỉ Covid-19, tình hình kinh doanh của DQC đã liên tục giảm sút nghiêm trọng nhiều năm trở lại đây. Là tên tuổi được định vị khá lâu trên thị trường, với tài sản thuở mới thành lập có giá trị lớn; song trước áp lựuc cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt DQC đã không thể bắt kịp xu hướng mới.
Theo giải trình DQC từng đưa ra cho kinh doanh lèo tèo năm 2019, trước sự giảm sút nặng nề của tiêu thụ sản phẩm truyền thống, thay thế bằng xu thế chuyển sang led, bộ đèn luminare, sản phẩm thông minh (giảm dùng bóng). Chưa kể, trước đây đèn truyền thống chỉ chịu thuế nhập khẩu 25%, trong khi đèn led là thuế 0%; trong khi không thể giảm giá bán nhằm đảm bảo thương hiệu, DQC đối mặt với cạnh tranh gay gắt về giá cả.
Điều đáng nói, dù lợi nhuận này càng eo hẹp, DQC vẫn đều đặn trả lãi cao ngất. Mặc dù nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương và là cựu Chủ tịch DQC, bà Hồ Thị Kim Thoa đã có đợt thoái vốn vào cuối năm 2018, tuy nhiên những thành viên trong gia đình bà vẫn nắm giữ số lượng cổ phần lớn DQC. Và, với tỷ lệ sở hữu hơn 42%, hàng năm, gia đình bà Thoa thu về một khoản cổ tức từ DQC tương đối lớn, khi mà Công ty có truyền thống chi trả cổ tức ở mức cao (thực tế 4 năm trở lại đây đều cao hơn từ 10-15% so với kế hoạch), bất kể tình hình hoạt động kinh doanh nhiều năm gần đây không mấy thuận lợi.
Riêng năm 2016, 30% cổ tức bằng tiền mặt đã được Công ty hoàn tất hồi tháng 12/2016 và tháng 4/2017. Tuy nhiên, đến kỳ ĐHĐCĐ 2017, HĐQT tiếp tục đề xuất chi bổ sung đợt 3 với tỷ lệ 10%. Như vậy, sau 3 đợt thanh toán, cổ đông DQC dự sẽ nhận đến 40% cổ tức năm 2016 và Công ty phải bỏ ra gần 128 tỷ đồng.
Hai năm 2017-2018 mặc dù còn nhiều khó khăn trong kinh doanh, tuy nhiên mức cổ tức vẫn không suy giảm với 30% tiền mặt! Sang năm 2019, con số chi trả giảm về 10%, năm 2020 do dự kiến thua lỗ DQC thông qua phương án không chia cổ tức.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- KQKD quý 3 doanh nghiệp ngành bảo hiểm: Hàng loạt doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ
- Các doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu không bằng cốc trà đá kinh doanh ra sao?
- KQKD ngành Bia rượu quý 3: Chịu tác động kép, 2 "ông lớn" vẫn có lợi nhuận tăng trưởng
- PVN ước đạt 464.500 tỷ đồng doanh thu sau 10 tháng
- Thuỷ sản Minh Phú (MPC) báo lãi tăng 23% sau 9 tháng, đạt hơn 477 tỷ đồng