"Bóng ma" của khủng hoảng kinh tế năm 1987 và 2008 đang hiện hữu
Những hỗn loạn trên thị trường chứng khoán Mỹ ở thời điểm hiện tại có cường độ tương đương với hai cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1987 và 2008.
- 21-12-2018Chứng khoán toàn cầu sẽ tệ tới mức nào?
- 21-12-2018Toàn cảnh chứng khoán thế giới năm 2018: Trắng tay
- 20-12-2018Fed chính thức tăng lãi suất, chứng khoán Mỹ đỏ lửa
- 19-12-2018Chứng khoán Mỹ hồi phục nhẹ, S&P 500 ở sát mức thấp nhất năm 2018
- 18-12-2018Thị trường chứng khoán vừa có một tháng 12 tồi tệ nhất kể từ Đại Suy Thoái
- 18-12-2018Cú bán tháo trên thị trường chứng khoán đang dập tắt mọi hy vọng
Chứng khoán Mỹ đang trên đà chọc thủng đáy 52 tuần, xác lập mức thấp kỷ lục mới. 38% số mã cổ phiếu được giao dịch trên Nasdaq và Sàn giao dịch chứng khoán New York đã ở mức thấp kỷ lục trong hơn một năm qua. Kể từ năm 1984 đến nay, chỉ có 8 ngày thị trường chứng khoán Mỹ phải chứng kiến điều tương tự.
Hai trong số đó xảy ra vào năm 1987 trong sự kiện được mô tả là ngày Thứ hai đen tối, khi Dow Jones mất tới 23% giá trị chỉ trong một ngày và kéo dài liên tục trong 2 ngày. Phần còn lại xuất hiện sau sự sụp đổ của Lehman Brothers trong tháng 10 và tháng 11/2018, mở đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Jason Goepfert, Chủ tịch Sundial Capital Research, nhận định: "Có nhiều hơn là sự hoảng loạn đang xảy ra trên thị trường. Có những bằng chứng rõ ràng về việc bán tháo với mức độ mà chúng ta hiếm khi nhìn thấy".
Trong sự kiện Nasdaq và Sàn giao dịch New York xác lập mức thấp nhất trong 52 tuần trước đó, S&P 500 tăng với mức trung bình 3,8% trong tuần tiếp theo và 3% trong tháng tiếp theo. Tuy nhiên, không điều gì cho thấy lịch sử sẽ lặp lại ở thời điểm hiện tại. So với đỉnh tháng 9 vừa qua, S&P 500 đã mất tới 16% giá trị. Mất thêm hơn 100 điểm nữa, chứng khoán Mỹ sẽ rơi vào thị trường gấu.
Ở thời điểm hiện tại nỗi lo sợ chứng khoán tiếp tục trượt dốc đang bao trùm phố Wall. Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, chỉ số đo lường nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư S&P 500 VIX có lúc đã chạm 30,25 điểm trước khi trở về với 28,38 điểm lúc kết thúc phiên giao dịch. Đây là mức gần cao nhất kể từ hồi đầu năm nay.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại, Brexit gặp nhiều cản trở hay cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cùng với đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ đang bị đảo ngược là những nguyên nhân chính khiến nỗi sợ hãi bao trùm chứng khoán Mỹ.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ đang trải qua tháng 12 tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1939. Điều này trái ngược hoàn toàn với phần lớn các năm khác bởi tháng 12 được coi là một tháng rất tích cực cho thị trường. S&P 500 có mức tăng trung bình 1,6% trong tháng 12, biến đây trở thành tháng tốt nhất với thị trường chứng khoán.
Peter Mallouk, đồng sáng lập của một văn phòng đầu tư đang quản lý 36 tỷ USD, nhận định: "Hiện tại, thị trường chứng khoán chẳng hề quan tâm đến những tín hiệu tốt. Nó khiến người ta nghĩ đến một kịch bản tồi tệ hơn trong tương lai. Nỗi sợ bao trùm và nhiều người chọn cách ngồi ngoài để quan sát tình hình".