"Bóng ma lạm phát" có khiến chứng khoán Việt Nam lao dốc?
Lạm phát tăng cao cũng đồng thời dấy lên những lo ngại về rủi ro đối với thị trường chứng khoán.
- 17-02-2022Cơn sóng "sàng lọc tự nhiên" đầu năm 2022 là cơ hội để tích lũy 3 cổ phiếu BĐS tốt giá rẻ, được hưởng lời từ "sốt đất"
- 17-02-2022Việt Nam đang ở giai đoạn "đẹp" nhất trong chu kỳ kinh tế, VN-Index có thể lên gần 1.800 điểm trong năm 2022
- 15-02-2022Giá thép biến động thất thường, cổ phiếu thép liệu còn đáng mua?
"Bóng ma lạm phát" hiện đang là một mối lo ngại của giới đầu tư toàn cầu khi chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có giá xăng dầu và gói kích thích nền kinh tế. Lạm phát tăng cao cũng đồng thời dấy lên những lo ngại về rủi ro đối với thị trường chứng khoán.
Đưa ra lời giải cho vấn đề này, ông Nguyễn Trung Thành - Giám đốc chiến lược SGI Capital đã có những chia sẻ tại buổi livestream với chủ đề "Lạm phát và xu hướng lãi suất - Những ý tưởng đầu tư cho năm 2022".
Theo vị chuyên gia, chu kỳ tăng trưởng kinh tế Việt Nam thường chậm nhịp hơn so với các quốc gia trên thế giới. Do đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng khác so với các quốc gia khác. Cụ thể, ông Thành đưa ra ví dụ cụ thể với nền kinh tế Trung Quốc hiện đã qua chu kỳ tăng trưởng nhanh và bước vào giai đoạn suy thoái khi tỷ lệ dân số già và vay nợ cao. Trong giai đoạn giảm tốc, quốc gia này đã 2 lần giảm lãi suất điều hành, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhằm bơm tiền vào nền kinh tế, hỗ trợ thanh khoản.
Chu kỳ tăng trưởng của một số nền kinh tế trên thế giới.
Đối với Mỹ sau khi chịu thiệt hại lớn bởi Covid-19 đã nhanh chóng quay trở lại chu kỳ tăng trưởng vào năm 2021, song sang đến này tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu suy giảm. Sau chu kỳ tăng nóng, cuộc họp gần nhất của Fed đã định hình tăng lãi suất 5-6 lần trong năm 2022.
Riêng nền kinh tế Việt Nam, chuyên gia đánh giá đi sau chu kỳ tăng trưởng của các quốc gia trên và đang ở giai đoạn phục hồi khá yếu.
"Sự không đồng pha của kinh tế sẽ dẫn tới lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ và tài khoá khác nhau, từ đó tác động đến thị trường chứng khoán cũng có sự khác biệt", ông Nguyễn Trung Thành cho biết.
Đánh giá về mức độ lạm phát ở Việt Nam, chuyên gia cho rằng lạm phát là một trong những vấn đề mang tính chất tâm lý. Theo đó, 85% dân số Việt nam đều đã trải qua giai đoạn lạm phát cao trên 20% nên nỗi lo về lạm phát luôn thường trực.
CPI của Việt Nam đang ở mức rất thấp so với chu kỳ 10 năm, và sẽ tiếp tục nằm trong biên độ 2-4% nhờ vĩ mô ổn định
Tuy nhiên, CPI của Việt Nam đang ở mức rất thấp so với chu kỳ 10 năm, và sẽ tiếp tục nằm trong biên độ 2-4% nhờ vĩ mô ổn định. Hơn nữa, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất nên rất khó có sự thay đổi đột biến trong năm 2022.
Nguyên nhân đến từ việc cung tiền được kiểm soát chặt chẽ và nhu cầu tiêu dùng còn thấp. Bên cạnh đó, lạm phát toàn cầu đang ở mức nền cao của năm 2021 và có xu hướng giảm dần nên khó có khả năng tăng tốc trong các tháng tiếp theo của năm 2022.
Vị chuyên gia cũng đánh giá rủi ro ngắn hạn của lạm phát đến từ việc giá xăng dầu leo thang nếu xảy ra xung đột địa chính trị tăng cao và kéo dài. Theo đó, trong trường hợp giá dầu tăng cao đủ lâu có thể ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam giống thời kỳ 2013, khi giá dầu dao động trên mức 100 USD. Tuy nhiên, ông cho rằng xác suất xảy ra điều này là rất thấp.
Từ những cơ sở trên, Giám đốc chiến lược đến từ SGI Capital dự báo cơ sở lạm phát năm 2022 chỉ dao động ở ngưỡng dưới 4% và chỉ vượt biên độ này khi giá dầu neo cao trong thời gian dài. Vị chuyên gia đánh giá đây cũng là một yếu tố giúp chính sách tiền tệ của Việt Nam còn dư địa để kiểm soát cả tín dụng và các yếu tố của lãi suất.
Trên góc độ quốc tế, ông cho rằng áp lực của việc tăng lãi suất giống như Fed hay các quốc gia mới nổi khác là thấp. Từ đó có thể là một yếu tố tác động tích cực cho kênh đầu tư chứng khoán trong năm 2022.