Brazil: Vùng đất ‘vô dụng’, chuyên nhập khẩu nông sản thành cường quốc nông nghiệp thế giới, nuôi lợn dùng robot, trồng đậu dùng 5G
Brazil từng bị coi là vùng đất nông nghiệp vô dụng trong hàng trăm năm.
- 01-09-2021Shopee đã thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử Brazil như thế nào?
- 24-07-2021Cà phê "biến thành vàng" vì cú sốc nguồn cung từ Brazil
- 04-07-2021Tổng thống Brazil gặp hoạ vì thương vụ vắc-xin trăm triệu USD
Vào những năm 1960, Brazil là nước chuyên nhập khẩu nông sản. Thời điểm đó, công nghệ thông thường không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại đây, dẫn tới việc nông nghiệp Brazil phần lớn không đem lại hiệu quả. Còn ở thời điểm hiện tại, Brazil là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, sánh vai cùng các cường quốc nông nghiệp như Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.
Nhờ hàng loạt tiến bộ trong công nghệ nông nghiệp, nông dân Brazil đang ngày càng tạo ra sự thịnh vượng tại nơi từng bị coi là vùng đất nông nghiệp vô dụng trong hàng trăm năm.
Các hoạt động nông nghiệp hiện nay ở Brazil đem lại năng suất cao hơn, cho phép thu hoạch nhiều hơn và sử dụng ít đất hơn. Tính đến năm 2016, cây mía và cam của Brazil cho năng suất cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, tính theo sản lượng trên mỗi mẫu đất. Ngoài ra, 28% diện tích khu vực trồng các loại đậu ở Brazil cho thu hoạch 2 lần/năm.
Theo Investopedia. Ít nhất 31% đất của Brazil được sử dụng để trồng trọt, phần lớn là cà phê, mía, đậu nành và ngô. Đây cũng là quốc gia sản xuất cam, dứa, đu đủ và dừa lớn của thế giới nhờ khí hậu ấm áp. Năm 2020, Brazil đứng thứ hai (sau Mỹ) về tổng sản lượng thịt bò.
Vậy đâu là bí kíp trở thành quốc gia hàng đầu về sản xuất nông nghiệp của Brazil?
Cách mạng nông nghiệp
Cuộc cách mạng nông nghiệp của Brazil (khoảng năm 2008) xảy ra vào thời điểm quan trọng trong lịch sử: Dân số thế giới ngày càng tăng, cùng cuộc khủng hoảng đất đai dự kiến sẽ đe dọa an ninh lương thực đối với hàng triệu người trên toàn thế giới.
Một chủ trang trại địa phương cho biết cải tiến quan trọng trong thập niên qua ở Brazil là tăng năng suất. "Nếu 10 năm trước, chúng tôi chỉ thu hoạch 5 tấn ngô/hecta thì hiện nay nó đã tăng gấp đôi". Đó là câu chuyện từ năm 2008, giờ đây, con số này đã tăng thêm gấp nhiều lần. Tổng thống Brazil thời đó cho rằng cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới đã mang lại cho nông dân nước này cơ hội đặc biệt.
Hiện nay, robot nuôi lợn đã được triển khai rộng khắp ở Brazil. Năm ngoái, đơn đặt hàng robot cho lợn ăn tại quốc gia nay đã tăng vọt. Một hãng sản xuất robot cho biết sản phẩm của họ sử dụng khay cấp rung, đổ lượng thức ăn chính xác cho từng gia súc trong chuồng mỗi bữa. Thậm chí, robot còn chơi nhạc cổ điển trong quá trình này để giảm bớt căng thẳng cho con vật.
Theo giám đốc công ty, nông dân sử dụng robot nuôi lợn có thể cải thiện hệ số hiệu quả thức ăn chăn nuôi và tăng chất lượng vật nuôi. Ước tính, robot có thể tiết kiệm khoảng 7.600 USD/năm cho mỗi lứa 1.000 con.
Năm ngoái, một bang của Brazil đã triển khai dự án thử nghiệm nhằm tăng năng suất đậu nành và đối phó với dịch bệnh thông qua thiết bị 5G. Kết nối 5G giúp người trồng cải thiện sản phẩm bằng cách thu thập thông tin cảm biến đặt trên cánh đồng, máy gặt hoặc drone.
Chỉ trong năm 2019, ước tính có khoảng 820 triệu người bị đói triền miên trên toàn cầu - tăng từ 811 triệu người vào năm 2018. Đây là thách thức toàn cầu quan trọng đến mức là mục tiêu thứ hai trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc cho năm 2030.
Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục leo thang trong 30 năm tới: Đến năm 2050, dân số toàn cầu có thể đạt mức 2 tỷ người, dẫn tới nhu cầu thực phẩm tăng tới 60%. Ngoài ra, sự sẵn có của đất canh tác được dự đoán sẽ bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và suy thoái đất ngày càng gia tăng. Với tốc độ sản xuất như hiện tại, lượng lương thực sản xuất được ngày nay chỉ có thể cung cấp cho một nửa dân số thế giới vào năm 2050.
Nhờ hàng loạt tiến bộ trong công nghệ nông nghiệp, nông dân Brazil đang ngày càng tạo ra sự thịnh vượng (Ảnh: Minh họa).
Giải pháp của Brazil
Hiện này, cộng đồng toàn cầu đang tập trung hơn vào việc phát triển các giải pháp sáng tạo và có thể thực hiện ngay lập tức để tránh xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực trong tương lai.
Trong bối cảnh đó, Apex-Brasil - cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư của Brazil - đã tổ chức một hội thảo về nông nghiệp bền vững tại Mỹ vào cuối năm ngoái. Cơ quan này tập hợp một nhân tài sáng tạo nhất trong ngành, từ cả Mỹ và Brazil, để thảo luận về những giải pháp công nghệ quan trọng có tiềm năng giải quyết các thách thức về an ninh lương thực.
Dưới đây là những đổi mới công nghệ do Brazil dẫn đầu, có khả năng giúp nông dân tăng năng suất nông nghiệp và đảm bảo tương lai không rơi vào cảnh thiếu hụt lương thực:
1. Phần mềm quản lý tích hợp
Ban đầu, phần mềm này được dùng trong sản xuất để điều phối hoạt động của nhà máy. Sau đó, nó đang được sử dụng ngày càng nhiều ở Brazil để thay thế các phương thức quản lý trang trại truyền thống kém hiệu quả
Startup SOLINFTEC là một ví dụ về cách phần mềm quản lý tích hợp giúp các trang trại lớn điều hành hoạt động thuận tiện và hiệu quả hơn thông qua một nền tảng dễ sử dụng.
Bằng cách tập trung quá trình ra quyết định, các hệ thống này tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và năng suất đồng thời giảm chi phí. Bên cạnh đó, nhiều trang trại ở Brazil đã được cơ giới hóa (thay thế công cụ thủ công thô sơ bằng công cụ cơ giới, sức người và sức gia súc bằng máy móc), loại bỏ các phương thức canh tác cổ hủ, không bền vững như đốt cây mía – việc thải ra hàng nghìn tấn chất ô nhiễm không khí.
2. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Một số nền tảng AI về nông nghiệp của Brazil cho phép nông dân theo dõi chặt chẽ năng suất cây trồng hàng năm và mô hình tăng trưởng của chúng. Bằng các xác định chính xác hiệu suất dựa trên thực địa, nó giúp nhà sản xuất đưa ra quyết định tối ưu hơn về việc sử dụng tài nguyên.
3. Công nghệ sinh học
Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu và chuyên gia nông nghiệp Brazil đã tập trung vào làn sóng đổi mới tiếp theo: công nghệ sinh học. Nhiều startup ở Brazil đang sử dụng vật liệu từ thiên nhiên, gồm các loài động thực vật, vi khuẩn và khoáng chất khác nhau, để cân bằng các phương pháp hóa học nhằm mục đích ngăn chặn sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi.
Nguồn: TC, RT
Doanh Nghiệp & Tiếp Thị