Brexit thành hay bại là do... dân nhập cư
Dân nhập cư vào Anh trong năm 2014 đã tăng gần gấp đôi so với năm 1991, năm đầu tiên mà Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) nước này có số liệu chính thức để so sánh.
- 07-04-2016500.000 USD... một chiếc “thẻ xanh”
- 06-03-2016Từ Schengen đến sự ra đi của nước Anh, EU đang gặp rủi ro hơn bao giờ hết
- 25-02-2016Nước Anh ra đi sẽ khiến đồng Bảng thấp nhất 30 năm
Vào ngày 23/6 tới, dân Anh sẽ bỏ phiếu để quyết định xem quốc gia này có nên rời khỏi EU hay không. Một trong những đề tài nóng nhất của cuộc tranh luận này là nhập cư. Các công dân EU được phép sống và làm việc tại bất kì quốc gia EU nào, và nhiều người trong số họ đã chọn nước Anh, nơi được xem là có nền kinh tế tương đối mạnh. Tuy nhiên, những người đang vận động cho sự ra đi của Anh lập luận rằng quốc gia này cần kiểm soát chặt chẽ hơn các đường biên giới và vấn đề nhập cư bên ngoài EU.
Dưới đây là một vài con số quan trọng mà bạn cần biết về vấn đề nhập cư ở Anh và cuộc trưng cầu lịch sử vào ngày 23/6 sắp tới:
Số dân nhập cư đã tăng bảy lần kể từ năm 1991
Dân nhập cư vào Anh trong năm 2014 đã tăng gần gấp đôi so với năm 1991, năm đầu tiên mà Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) nước này có số liệu chính thức để so sánh.
Khoảng 632.000 người đã đến Anh trong năm 2014, gần gấp đôi số người rời bỏ quốc gia này.
Mức chênh lệch giữa số người đến và đi là 313.000 người, tăng mạnh so với con số 44.000 người trong năm 1991. (Thủ tướng David Cameron nói rằng ông muốn giảm mức chênh lệch này xuống chỉ còn “vài chục ngàn”.)
Gần 13% số người đến Anh trong năm 2014 thật ra là người Anh, trở về quê hương sau thời gian sống ở nước ngoài, nhưng vẫn bị tính vào số lượng “dân nhập cư.”
Số còn lại được chia thành hai nhóm lớn: người có hộ chiếu EU và người có hộ chiếu từ các quốc gia khác.
Gần 48% dân nhập cư nước ngoài có hộ chiếu từ các quốc gia EU khác như Ba Lan, Ai Len, Italy, Lithuania và Đức. Chỉ có hơn 52% là có hộ chiếu từ các quốc gia ngoài EU như Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ.
Theo ONS, lý do quan trọng nhất khiến mọi người đến Anh là công việc, tiếp theo đó là học tập.
8.3 triệu người đang sống tại Anh được sinh ra ở nước ngoài.
Lượng dân nhập cư tăng đã làm thay đổi cơ cấu xã hội Anh, đặc biệt là ở Luân Đôn.
Dữ liệu chính thức mới nhất cho thấy khoảng 8,3 triệu người đang sống ở Anh là được sinh ở nước khác, tương đương với 13% dân số, tăng mạnh so với 8,9% trong năm 2004.
Ba triệu người trong số họ đã có được hộ chiếu Anh kể từ khi đến quốc gia này.
Luân Đôn = Đa dạng
Theo báo cáo của Viện Thứ dân dựa trên số liệu của ONS, Luân Đôn là thành phố đa dạng nhất ở nước Anh.
Khoảng 36.5% dân Luân Đôn được sinh ra ở nước ngoài. Luân Đôn là “thỏi nam châm” đối với dân nhập cư vì đây là trung tâm tài chính, kỹ thuật và có lượng việc làm dồi dào.
Ở các thành phố còn lại, đa số người dân là được sinh ra ở Anh. Tại nhiều khu vực, số người được sinh ra ở nước ngoài chiếm chưa tới 10%.
Đức đang giữ vị trí số một
Số liệu mới nhất cho thấy Đức là quốc gia có số người sở hữu hộ chiếu nước ngoài nhiều nhất ở EU. Nước Anh xếp ở vị trí số hai, tiếp theo sau đó là Italy, Tây Ban Nha và Pháp.
Viện Thứ dân ước tính có khoảng 1.2 triệu người Anh đang sống ở các quốc gia EU, trong khi có 3 triệu người từ các quốc gia EU đang sống ở Anh.
Tỷ lệ đó là cao hơn mức trung bình tính trên toàn dân số nước Anh.
Cuộc trưng cầu dân ý về “Brexit”
Vì cử tri là người quyết định chuyện đi hay ở nên chủ đề nhập cư sẽ chắc chắn sẽ xuất hiện dày đặc trong thời gian tới.
Một số người cho rằng lượng dân nhập cư cao sẽ tạo ra căng thẳng trong các lĩnh vực như giáo dục và chăm sóc sức khỏe, gây nên tình trạng thiếu hụt nhà ở, khiến lương bổng vẫn ở mức thấp và có thể làm cho người gốc Anh mất việc.
Những người khác thì tranh luận rằng dân nhập cư mang lại các kỹ năng có giá trị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ quốc gia này bằng cách làm việc và đóng thuế.
Các cơ quan chính phủ khác đang được mong đợi sẽ công bố nhiều chi tiết hơn về vấn đề di cư trong EU ở nước Anh vào tháng tới.