BRICS có thể kết nạp thành viên quan trọng: Một đồng minh Mỹ, thống trị lĩnh vực khiến phương Tây phải "dè chừng"
Khi Ả Rập Saudi chuẩn bị có khả năng gia nhập BRICS, các chuyên gia đã đưa ra nhiều đánh giá về tác động của việc này đối với nền kinh tế đất nước.
- 17-05-2023Khối BRICS dự định giới thiệu đồng tiền chung: Chuyên gia nói về thời điểm đáng lo của đồng USD
- 30-06-2022Phát ngôn viên Trung Quốc đăng tấm hình "lạ": Chỉ ra điều mà BRICS có nhiều gấp 4 lần G7
- 23-06-2022Trước thềm sự kiện lớn, ông Putin tuyên bố: Hệ thống thay thế SWIFT đã sẵn sàng cho BRICS
Mặc dù một số người có thể coi đây là một động thái địa chính trị đơn giản, nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra, nó có thể có những tác động kinh tế quan trọng đối với khu vực và toàn thế giới.
BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi) gồm các quốc gia Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi chiếm 40% dân số thế giới và 25% GDP toàn cầu. Nếu Ả Rập Saudi gia nhập nhóm này, điều đó không chỉ làm tăng đáng kể quy mô và ảnh hưởng của khối mà còn giúp nước này tiếp cận với một mạng lưới các đối tác kinh tế hùng mạnh.
Nhân tố chính trong thương mại năng lượng của khối
Shahid Hussain, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Green Proposition có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), nêu ra trong bài phân tích đăng trên trang Mordern Diplomacy rằng lợi ích tiềm năng của việc Ả Rập Saudi gia nhập BRICS là tăng cơ hội thương mại.
Với nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tự nhiên dồi dào, Riyadh có thể trở thành nhân tố chính trong thương mại năng lượng trong khối. Saudi vốn đã thống trị mức tiêu thụ dầu và khí đốt toàn cầu với tỷ lệ lần lượt là 30% và 22% thị phần thế giới .
Bên cạnh vai trò đồng minh truyền thống của Mỹ, với tư cách là thành viên của BRICS, Ả Rập Saudi sẽ có cơ hội đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của mình ngoài các đối tác truyền thống ở phương Tây, có khả năng dẫn đến các thị trường mới và tăng cường ổn định kinh tế.
Thách thức phương Tây
Theo tác giả Hussain, là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, sự liên kết của Ả Rập Saudi với các quốc gia BRICS sẽ định hình lại địa chính trị năng lượng và có khả năng thách thức sự thống trị của các thị trường dầu mỏ phương Tây.
Với việc các quốc gia BRICS đại diện cho một phần đáng kể lượng tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu, việc bổ sung Ả Rập Saudi sẽ củng cố vị thế của khối với tư cách là một người chơi chính trong thị trường năng lượng.
Mối quan hệ đối tác chiến lược này có thể dẫn đến tăng cường hợp tác năng lượng, liên doanh trong khai thác và sản xuất dầu, và thiết lập các cơ chế thương mại năng lượng thay thế, cuối cùng là thúc đẩy an ninh năng lượng và khả năng phục hồi cao hơn cho tất cả các quốc gia thành viên.
Tăng cơ hội đầu tư
Ông Hussain đánh giá, một lợi ích kinh tế khác của việc gia nhập BRICS là tăng cơ hội đầu tư. Khối đã thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) với số vốn 100 tỷ USD để cạnh tranh với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và sự tham gia của Ả Rập Saudi sẽ bổ sung các nguồn lực đáng kể cho nỗ lực này.
Lợi suất trái phiếu gần đây của NDB là 5,1%, cao hơn so với lợi suất của Ngân hàng Thế giới (WB).
Ngoài ra, vị trí chiến lược và tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Saudi có thể khiến quốc gia này trở thành điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài trong khối.
Việc Ả Rập Saudi tiếp cận Trung Quốc và Ấn Độ, hai trong số những thị trường lớn nhất thế giới, sẽ tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và quan hệ đối tác kinh tế.
Tận dụng đổi mới công nghệ và khả năng sản xuất của các thành viên BRICS, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Ả Rập Saudi trong các lĩnh vực này. Ngành du lịch, được thúc đẩy bởi di sản văn hóa và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Ả Rập Saudi, cũng sẽ được hưởng lợi từ tư cách thành viên BRICS, thu hút nhiều du khách hơn và tạo cơ hội việc làm.
Thách thức
Tuy nhiên, việc Ả Rập gia nhập BRICS cũng tiềm ẩn những rủi ro và thách thức. Một trong những thách thức là khả năng gia tăng cạnh tranh giữa phương Tây và khối quyền lực phương Đông do BRICS dẫn đầu.
Chuyên gia nhận định, nhìn chung, khả năng gia nhập BRICS của Ả Rập Saudi mang đến cơ hội đôi bên cùng có lợi bởi nước này sẽ đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa và phát triển kinh tế của quốc gia, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các khối phương Tây.
Gần đây Ả rập Saudi tăng cường mối quan hệ với Iran và Trung Quốc đóng vai trò làm trung gian. Đây là dấu hiệu của những thay đổi mang tính kiến tạo ở Trung Đông, với hy vọng tiếp theo là việc gia nhập BRICS sẽ mang lại hòa bình và thịnh vượng trong khu vực và hơn thế nữa.
Nhịp sống thị trường