BRICS tăng cường phi đô la hóa - Ông Trump tìm cách trừng phạt quốc gia giảm phụ thuộc tiền Mỹ
Hội nghị thượng đỉnh BRICS tiếp theo vào tháng 10 tại Nga sẽ nhận được báo cáo về hệ thống thanh toán chung có thể có giữa các nước thành viên.
- 08-06-2024Quốc gia chủ chốt BRICS đạt thành tựu lớn với phi đô la hóa, gần 40% giao thương quốc tế được thực hiện bằng đồng nội tệ, quyết tâm đẩy mạnh vị thế của đối trọng G7
- 08-06-2024Quyết tâm phi đô la hóa, một thành viên chủ chốt của BRICS mạnh tay bán trái phiếu Mỹ trước cả Trung Quốc từ rất lâu, giá trị sở hữu giảm tới 2 nghìn lần chỉ trong vài năm
- 07-06-2024BRICS 'tha thiết' mời gia nhập, quốc gia Đông Nam Á này đến dự hội nghị thượng đỉnh nhưng vẫn từ chối làm thành viên
Theo hãng thông tấn Nga TASS, tại cuộc họp vào cuối tháng 4 của Hội đồng người đứng đầu các khu vực của Nga thuộc Bộ Ngoại giao nước này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng cho biết, "đã có sự phi đô la hóa gần như hoàn toàn trong quan hệ kinh tế song phương" giữa Nga và Trung Quốc.
Theo ông Lavrov, hiện nay hơn 90% các khoản thanh toán chung giữa hai nước được thực hiện bằng đồng rúp hoặc nhân dân tệ. Năm ngoái, con số này lên tới 95%.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc hồi tháng 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhấn mạnh con số này cùng với thực tế là từ năm 2019 đến năm 2023, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng hơn gấp đôi: từ mức tương đương 111 tỷ USD lên 227,8 tỷ USD.
"Hơn 90% thỏa thuận giữa các công ty của chúng ta được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia, vì vậy sẽ chính xác hơn khi nói rằng thương mại song phương hiện đạt tổng cộng khoảng 20 nghìn tỷ rúp, tương đương gần 1,6 nghìn tỷ nhân dân tệ", Tổng thống Nga Putin nói với hãng tin Tân Hoa Xã.
Gần như cùng lúc đó, các cố vấn của ông Donald Trump - người đang tìm kiếm nhiệm kỳ tổng thống mới trong cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 năm nay - đang nghiên cứu các cơ chế trừng phạt đối với những quốc gia cố gắng phi đô la hóa nền kinh tế của họ. Các biện pháp này có thể bao gồm thuế quan và kiểm soát xuất khẩu, cùng nhiều biện pháp khác.
Đối với Giám đốc điều hành Carlos Correa của South Center – tổ chức liên chính phủ của các quốc gia đang phát triển có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), sự thống trị của đồng đô la gây ra sự bất cân xứng, gần đây đã gia tăng do nó được sử dụng như một vũ khí địa chính trị.
"Sự thống trị của đồng đô la, và đặc biệt là hệ thống SWIFT, cho phép Mỹ ngăn chặn mọi hoạt động chuyển tiền, bất kỳ hành động thương mại nào của các quốc gia bị lệnh trừng phạt của họ nhắm tới. Điều này có nghĩa là các quốc gia như Cuba, Zimbabwe, Iran và Venezuela không thể mua hàng hóa và thuốc, cơ bản vì các nhà cung cấp tiềm năng thấy trước nguy cơ bị trừng phạt", Correa nói.
Theo tờ Brasil de Fato, vào ngày 20/5, Đối thoại về BRICS và Cải cách Thể chế Tài chính Quốc tế năm 2024 đã được tổ chức tại Bắc Kinh bởi South Center, Câu lạc bộ Bắc Kinh và Hiệp hội Ngoại giao Công chúng Trung Quốc. Sự kiện này có sự tham dự của 50 chuyên gia và học giả đến từ Trung Quốc, Nga, Nam Phi, Brazil, Mỹ, Vương quốc Anh, Qatar, Algeria, Uzbekistan, Bangladesh và các quốc gia khác.
80 năm trước, vào năm 1944, Thỏa thuận Bretton Woods đã quy định đô la Mỹ là đơn vị tiền tệ duy nhất có đầy đủ khả năng chuyển đổi ra vàng, các đồng tiền khác không được chuyển đổi trực tiếp ra vàng.
Thỏa thuận Bretton Woods bị hủy bỏ vào năm 1971. Đến năm 1974, quyền bá chủ của đồng đô la được đổi mới thông qua một hiệp ước giữa Mỹ và Ả Rập Saudi để bán dầu độc quyền bằng đô la. Vào thời điểm đó, Ả Rập Saudi là nước sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới.
Lựa chọn thay thế
Theo tờ Brasil de Fato, tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tiếp theo, sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới đây tại thành phố Kazan của Nga, báo cáo được soạn thảo bởi một nhóm công tác được ủy quyền đánh giá khả năng của một hệ thống thanh toán chung sẽ được công bố. Nhiệm vụ này đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm ngoái ở Johannesburg (Nam Phi).
Vào tháng 4/2023, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cũng từng nêu vấn đề này ở cấp độ quốc tế trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp các cuộc tranh luận và yêu cầu về một loại tiền tệ chung, ít nhất là giữa các thành viên BRICS, lựa chọn này vẫn chưa được đưa ra bàn thảo.
Li Bo - Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược và phát triển Chunqiu có trụ sở tại Thượng Hải – cho biết kinh nghiệm rút ra từ Đơn vị tiền tệ Euro có thể là một ví dụ cho nhóm các quốc gia ở Nam bán cầu. Nhóm này đã vượt qua G7 về GDP tính theo sức mua tương đương, chiếm 35,6% so với 30,3% của nhóm các quốc gia ở Bắc bán cầu.
Li giải thích: "Đơn vị tiền tệ Euro đã tồn tại được 20 năm và thực sự được sử dụng để ổn định tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền tệ chính của các nước châu Âu, và để bảo vệ chúng khỏi biến động và những cú sốc bên ngoài do Mỹ hoặc các khu vực khác trên thế giới gây ra."
"Vì vậy, đây sẽ là một lựa chọn tốt cho BRICS: sử dụng cơ chế này để giúp ổn định hơn hoạt động thương mại nội bộ của họ", Li kết luận.
Đời Sống Pháp Luật