MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

BS Bạch Mai chỉ cách phân biệt trẻ hiếu động và tăng động: Nhà có trẻ nhỏ cần chú ý

08-05-2019 - 20:12 PM | Sống

Theo các chuyên gia BV Bạch Mai trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý có thể phát hiện sớm ngay từ lúc mới sinh ra.

Bnh mãn tính cn phi theo dõi sut đời

Giao tiếp bằng tiếng Anh không khác gì người dân bản địa ít ai biết được N.T.K (16 tuổi, tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý đã 8 năm qua.

Theo chia sẻ của gia đình khi sinh ra bé K khá hiếu động, tuy nhiên gia đình chỉ nghĩ bé hiếu động. Đến khi bé K, 8 tuổi các biểu hiện bệnh trở lên rõ ràng gia đình mới đưa trẻ đi khám tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai).

Tại đây, bệnh nhi K đã được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú, bé đã được điều trị thuốc kết hợp với trị liệu tâm lý. 8 năm điều trị bệnh nhân đã kiểm soát tốt bệnh, học ngoại ngữ rất giỏi. Theo dự kiến của gia đình bệnh nhi sắp tới sẽ cho K đi du học nước ngoài.

BS Bạch Mai chỉ cách phân biệt trẻ hiếu động và tăng động: Nhà có trẻ nhỏ cần chú ý - Ảnh 1.

Bệnh nhi rối loạn tăng động giảm chú ý đang được bác sĩ tư vấn.

Còn trường hợp của bé N.T.M (8 tuổi, Hà Nội) bé có khả năng học tập và tiếp thu. Năm học lớp 1, bé M học tập làm toán, đọc từ đơn tốt. Tuy nhiên, đến lớp 2 bé M gặp khó khăn khi đọc các đọc các đoạn văn dài và làm các phép toán phức tạp.

Gia đình bé M cho biết, cô giáo là người đã phát hiện ra bé M có vấn đề và khuyên gia đình nên đưa bé đi khám. Kết quả khám tại Viện sức khỏe Tâm thần bé M bị tăng động giảm chú ý thể hỗn hợp.

Thời gian bé M nhỏ rất nghịch nhưng gia đình lại khen gợi vì cho rằng phải nghịch mới thông minh, không ngờ con đang mắc bệnh.

ThS.BS Lê Công Thin, Trưởng phòng Tâm thn nhi, Vin Sc khe tâm thn (Bnh vin Bch Mai) cho biết, hiện nay mỗi ngày viện tiếp nhận từ 5-10 bệnh nhi gặp rối loạn tăng động giảm chú ý tới khám.

Con số bệnh nhi mắc bệnh ngày một tăng, do người dân tiếp cận hiểu rõ hơn về bệnh. Nhưng phần lớn các bệnh nhi đến ở giai đoạn đã muộn.

Theo bác sĩ Thin trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có biểu hiện từ rất sớm, ngay từ lúc sinh ra. Trong những tháng đầu đời những đứa trẻ mắc bệnh thường rất nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, tiếng động, mất ngủ hoặc khó ngủ quấy khóc về đêm.

"Khi tr m thy tr có nhng biu hin trên nếu đã tìm nguyên nhân mà không ra thì cn chú ý theo dõi bnh tăng động gim chú ý. Ti khi tr ti tui tp đi t 1-2 tui các triu chng bnh s bc l rõ ràng hơn.

Tr lúc này s d b kích thc vi các âm thanh, tiếng hò reo, hoạt động không ngừng chân tay…", bác sĩ Thiện nói.

Tăng động giảm chú ý trên thế giới được xếp vào nhóm bệnh mãn tính như bệnh tăng huyết áp, tiểu đường… cần phải theo dõi và điều trị suốt đời. Điều trị ở đây đôi khi không cần phải dùng thuốc mà chỉ đơn giản là sự theo dõi giám sát của gia đình và đưa trẻ đi khám định kỳ.

Tăng động giảm chú ý khác thế nào so với hiếu động?

BS Bạch Mai chỉ cách phân biệt trẻ hiếu động và tăng động: Nhà có trẻ nhỏ cần chú ý - Ảnh 2.

Bác sĩ Thiện ngồi giữa.

Bác sĩ Thiện cho biết có thể phân biết tăng động giảm chú ý bằng cách như sau:

Trẻ hiếu động được hiểu theo ý tích cực là sự tăng hoạt động có mục đích, nhưng trẻ vẫn tuân thủ quy định. Nghĩa là trẻ nghịch nhưng vẫn tập trung trong thời gian nhất định để học tập và không ảnh hưởng tới học hành.

Còn những đứa trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trẻ nghịch không tập trung chú ý, hoạt động không kiểm soát, trẻ vận động nhiều, luôn nhấp nhổm, chạy nhảy, leo trèo, khó khăn trong tổ chức sắp xếp công việc. Trẻ Thường xuyên đánh mất đồ, chưa nghe hết câu đã trả lời, gặp khó khăn chờ đợi tới lượt, nói quá nhanh...

Hiện nay, một số người chưa hiểu đúng về rối loạn tăng động giảm chú ý tăng động cho rằng nó chỉ gặp ở trẻ em. Nhưng thực tế rối loạn tăng động giảm chú ý gặp ở mọi lứa tuổi. Trẻ bị tăng động giảm chú ý tới tuổi trường thành vẫn có 50% còn triệu chứng.

Bác sĩ Thiện cho hay: "Có đa nguyên nhân là thủ phạm gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý như do vấn đề về gen, tổn thương não và cơ thể, chấn thương trong lúc sinh đẻ, biến đổi chất dẫn truyền thần kinh, vai trò môi trường…

Trẻ bị tăng động có nguy cơ cao hơn mắc kết hợp các rối loạn khác, tăng nguy cơ nghiện chất hành vi phạm tội".

Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý bằng mô hình thuốc can thiệp hành vi, tâm lý là hiệu quả nhất. Dùng thuốc khi trẻ có lo âu, rối loạn cảm xúc và can thiệp tâm lý bằng cách cung cấp kiến thức cho cha mẹ, giáo viên điều chỉnh hành vi cho trẻ

Theo Ngọc Minh

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên