MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

BS nổi tiếng Nhật Bản đúc kết cách sống "không bệnh tật" chỉ bằng ăn, tập, thở, ngủ

20-09-2017 - 14:40 PM | Sống

TS nổi tiếng Nhật Hiromi Shinya khẳng định, một người có hệ thống đường tiêu hóa sạch sẽ, cơ thể người đó có thể chống lại bất cứ loại bệnh tật nào.

Với kinh nghiệm khám và chữa trị cho hơn 300.000 bệnh nhân, TS Hiromi Shinya – tác giả của loạt sách "Nhân tố Enzyme" cho biết: "Một người có chức năng tiêu hóa kém thường có chế độ ăn và sống không lành mạnh. Khi hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể người không được sạch sẽ, người đó dễ mắc phải nhiều bệnh tật".

"Trong suốt hàng thập kỷ thực hành và thực tiễn lâm sàng khám và chữa bệnh cho hàng trăm ngàn người với vai trò là một bác sĩ nội soi đường tiêu hóa, tôi đã học được rằng khi hệ thống đường tiêu hóa của một người sạch sẽ, cơ thể người đó có thể chống lại bất cứ loại bệnh tật nào".


Tiến sĩ Hiromi Shinya khi mới phát minh ra phương pháp nội soi dạ dày

Tiến sĩ Hiromi Shinya khi mới phát minh ra phương pháp nội soi dạ dày

TS Hiromi Shinya khẳng định, cho dù người đó có nguy cơ cao mắc bệnh do di truyền như bệnh tim, tiểu đường, ung thư ruột kết , ung thư tuyến tiền liệt, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc bệnh thận… thói quen ăn uống và lối sống có thể đảo ngược nguy cơ các căn bệnh này.

Nói tóm lại, con người có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào những gì họ ăn và thói quen sống hàng ngày

"Các yếu tố quyết định sức khỏe của một người bao gồm thực phẩm, nước, tập thể dục, ngủ, làm việc và căng thẳng", theo TS Hiromi Shinya.

TS Shinya từng đưa ra một bảng khảo sát dành cho các bệnh nhân với bảng câu hỏi đầy đủ chi tiết về các thực phẩm họ ăn, lối sống hàng ngày như uống rượu, hút thuốc, thói quen ngủ, uống nước, dùng thuốc nhuận tràng và thói quen đường ruột.

Dựa vào các bảng câu hỏi và kết quả khảo sát, dưới đây là những đúc kết của TS Hiroma Shinya về những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.

TS Hiromi Shinya tránh ăn gì để đường ruột khỏe mạnh?

Muốn đường ruột khỏe mạnh và tránh bệnh đường ruột, đây là 10 loại thực phẩm nên hạn chế hoặc cần tránh:

• Protein từ động vật – thịt đỏ


(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

• Các sản phẩm từ sữa bò, phô mai, sữa chua và nhiều chế phẩm từ sữa khác

• Trà xanh (giới hạn 1-2 tách/ngày)

• Cà phê

• Kẹo và đường

• Nicotine

• Socola

• Chất béo

• Ăn quá nhiều muối

• Rượu

Nguyên tắc "nói không với bệnh tật" của TS Shinya

1. Chế độ ăn 85-90% là thực vật

- 50% hạt ngũ cốc, gạo nâu, mì ống, lúa mạch, bánh mì và các loại đậu như đậu nành, đậu lăng, đậu đen, trắng…

- 30% rau xanh, củ quả bao gồm khoai tây, cà rốt, củ cải đường, rong biển.

- 5-10% quả, hạt hạch.

- Ngoài ra còn có sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

2. 10-15% protein động vật

- Ăn bất cứ loại cá nào, nhưng tốt nhất là cá nhỏ vì cá lớn thường chứa thủy ngân.

- Gia cầm: gà, gà tây, vịt.

- Thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt lợn

- Trứng

3. Một số thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn

- Trà thảo mộc

- Tảo biển

- Multivitamin và khoáng chất bổ sung

- Dầu cá – đặc biệt là DHA

4. Uống đủ nước

- Nước là dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể. Người lớn nên uống ít nhất 6-10 ly nước mỗi ngày.

- Uống 1-3 ly nước sau khi thức dậy và vào buổi sáng.

2-3 ly khoảng 1 giờ trước bữa ăn.

5. Thải độc thường xuyên

(Ảnh minh họa)

- Thực hiện thói quan loại bỏ các chất gây ô nhiễm đường ruột và làm sạch cơ thể bạn thường xuyên.

- Không dùng thuốc nhuận tuyến.

- Ăn các thực phẩm có chứa lượng chất xơ cao, không lạm dụng chất xơ từ các viên nang hay các chất bổ sung.

6. Giảm sự phụ thuộc vào thuốc kê toa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục

- Các loại thuốc có thể tác động xấu đến gan và thận

- Nhiều bệnh mạn tính như viêm khớp, bệnh gout, tiểu đường và loãng xương có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và tập thể dục.

7. Các khoáng chất cũng rất quan trọng với sức khỏe

- Magie kích hoạt hàng trăm loại enzyme khác nhau, điều kiện cần để có sức khỏe tốt.

- Cân bằng natri và kali là điều kiện tiên quyết để có cuộc sống khỏe mạnh. Thuốc nhuận tràng, tiêu chảy, tập thể dục quá mức có thể làm gảm lượng natri. Chế độ ăn nhiều rau cải tăng lượng kali.

- Quá nhiều canxi sau tuổi trung niên cũng có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể bạn.

8. Tập thể dục vừa phải

- Tập thể dục phù hợp với tuổi và tình trạng thể chất của bạn là điều cần thiết cho sức khỏe, nhưng tập thể dục quá mức có thể giải phóng các gốc tự do và gây hại cho cơ thể bạn.

- Một số hình thức tập thể dục tốt như đi bộ, bơi lội, tennis, đi xe đạp, yoga, võ thuật… bạn nên thử.

9. Giấc ngủ cũng rất quan trọng

- Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối và ngủ từ 6-8 giờ liên tục mỗi ngày.

- Không ăn hoặc uống 4-5 giờ trước khi ngủ. Nếu bạn cảm thấy đói hoặc khát, ăn một miếng nhỏ trái cây một giờ trước khi ngủ cũng không sao.

- Ngủ trưa khoảng 30 phút sau bữa trưa.

10. Thở sâu và thiền

- Thực hành thiền định


(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

- Rèn luyện suy nghĩ và tư duy tích cực.

- Hít sâu và thở bằng bụng 4-5 lần/giờ. Thời gian thở ra phải gấp đôi thời gian hít vào. Điều này rất quan trọng vì hút thở sâu giúp loại bỏ chất độc và các gốc tự do.

- Mặc đồ rộng rãi để thực hành thở dễ hơn.

- Lắng nghe cơ thể của chính bạn.

11. Niềm vui và tình yêu

- Niềm vui và tình yêu sẽ tăng cường cơ thể bạn bằng cách thúc đẩy các nhân tố enzyme.

- Dành thời gian khen ngợi ai đó.

- Cười

- Hát

- Nhảy

- Sống đam mê với cuộc sống, công việc và yêu những người xung quanh bạn bằng cả trái tim.

*Theo Wikipedia/Livestrong/Happyhealthylonglife

Theo Linh Chi

Trí thức trẻ

Trở lên trên