MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

BS nội tiết: Bị tiểu đường không cần ăn kiêng khổ sở, chỉ cần thay đổi thứ tự món ăn là ổn

27-05-2020 - 06:43 AM | Sống

Bác sĩ nội tiết khuyên bệnh nhân tiểu đường cách điều chỉnh thứ tự món ăn trong bữa ăn hàng ngày để phòng và chữa tiểu đường. Đây là thông tin tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua.

Hai vấn đề chính trong điều trị tiểu đường : Ăn uống đúng, vận động đủ

"Chúng ta thường đối mặt với 3 câu hỏi lớn trong cuộc sống thường ngày: Ăn gì vào bữa sáng? Ăn gì cho bữa trưa? Có gì cho bữa tối? Đối với bệnh nhân tiểu đường/đái tháo đường, 3 vấn đề này thậm chí còn khó khăn hơn.

Bài viết này được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội).

Nếu bạn vô tình ăn nhầm thực phẩm hoặc ăn quá nhiều, lượng đường trong máu của bạn sẽ trở nên bất thường ngay lập tức.

Ăn uống đúng cách và tập thể dục là nền tảng quan trọng nhất trong điều trị bệnh tiểu đường loại 2.

Nếu không có sự kết hợp của cả hai, việc kiểm soát lượng đường trong máu chắc chắn sẽ là một mớ hỗn độn."

BS Lý Diễm – Trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Trung Sơn (TQ) cho biết.

BS nội tiết: Bị tiểu đường không cần ăn kiêng khổ sở, chỉ cần thay đổi thứ tự món ăn là ổn - Ảnh 2.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?

Tại Hội nghị Học thuật Quốc gia lần thứ 23, Chi nhánh Đái tháo đường của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, BS Lý Diễm đã tóm tắt 3 gợi ý về chế độ ăn uống để làm căn cứ chuẩn mực cho những người đang có bệnh tiểu đường.

BS nội tiết: Bị tiểu đường không cần ăn kiêng khổ sở, chỉ cần thay đổi thứ tự món ăn là ổn - Ảnh 3.

"Kiểm soát cái miệng" là câu cửa miệng của bác sĩ nội tiết đối với những người có bệnh tiểu đường. Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh.

Tuy nhiên, làm thế nào để "kiểm soát cái miệng" không phải là vấn đề đơn giản và không phải ai cũng biết để làm cho đúng.

Một số bệnh nhân thấy phiền hà, bất kể họ có ăn uống một cách tình cờ hay không đều có chung cảm giác sợ ăn bất cứ thứ gì vì có thể gây biến động lượng đường trong máu.

Về vấn đề thứ hai, BS Lý Diễm nói rằng:

BS nội tiết: Bị tiểu đường không cần ăn kiêng khổ sở, chỉ cần thay đổi thứ tự món ăn là ổn - Ảnh 4.
BS nội tiết: Bị tiểu đường không cần ăn kiêng khổ sở, chỉ cần thay đổi thứ tự món ăn là ổn - Ảnh 5.

Cách ăn uống đúng dành cho người tiểu đường

1. Ăn thịt cá và rau trước, sau đó ăn tinh bột (carbohydrate)

Đặc điểm của chế độ ăn uống của chúng ta vốn là kiểu ăn cơm/bún/phở được coi là thực phẩm chính thuộc nhóm giàu carbohydrate, và việc làm tăng đường huyết của nhóm chất này cũng rõ ràng nhất. Vì vậy mà thực phẩm nguồn gốc tinh bột cũng đã trở thành một loại thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ ở những người bị tiểu đường.

Những người muốn giảm cân thường phải giảm ăn tinh bột. Trên thực tế, người ta cũng hy vọng rằng bằng cách giảm lượng carbohydrate ăn vào có thể đạt được mục đích giảm cân.

Là một bác sĩ, Lý Diễm cũng từng cố gắng thử giảm cân bằng cách không ăn thức ăn chính (cơm), nhưng sau khi cố gắng một thời gian, bà rơi vào cảm giác "cả người bồn chồn, lo lắng, táo bón, hôi miệng", nên bà đã phải ngay lập tức quay lại với việc phải ăn cơm như bình thường.

Điều tương tự cũng đúng với bệnh nhân tiểu đường. Nếu chỉ là một chế độ ăn uống đơn giản, rất khó để kiên trì, đó không phải là một điều tốt cho sức khỏe.

Làm thế nào để giữ cho lượng đường trong máu ổn định trong khi ăn thực phẩm nguồn tinh bột (carbohydrate)?

BS Lý nói rằng:

BS nội tiết: Bị tiểu đường không cần ăn kiêng khổ sở, chỉ cần thay đổi thứ tự món ăn là ổn - Ảnh 6.

Kết luận này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu này, nhóm người đầu tiên triển khai việc ăn carbohydrate và sau đó là thịt và rau, và nhóm thứ hai ăn thịt và rau trước và sau đó là carbohydrate.

Kết quả là: Nhóm 1 (ăn tinh bột trước) có nồng độ glucose và insulin trong máu tăng nhanh sau bữa ăn, trong khi nhóm 2 (ăn tinh bột cuối bữa ăn) có mức đường huyết và insulin không tăng đáng kể sau bữa ăn.

BS giải thích rằng cơ chế của chế độ ăn này đối với người có lượng đường trong máu cao là ăn thịt và rau trước tiên. Những thực phẩm này được đưa vào ruột non và chứa đầy ruột non. Sau đó, carbohydrate đi vào ruột non, có thể làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate. Có thể cải thiện tốc độ tăng đường huyết sau bữa ăn.

BS nội tiết: Bị tiểu đường không cần ăn kiêng khổ sở, chỉ cần thay đổi thứ tự món ăn là ổn - Ảnh 7.

2. Ăn ít mỗi bữa, ăn nhiều bữa nhỏ, ăn chậm nhai kỹ

Hầu hết mọi người ăn ba bữa một ngày và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cũng không ngoại lệ. Nhưng so với ba bữa một ngày, ăn ít thức ăn trong mỗi bữa và chia ra nhiều bữa ăn có thể hỗ trợ thêm cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu triển khai trên 181 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 được chia thành nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng. Hai nhóm có cùng lượng calo, nhóm thử nghiệm ăn 6 lần một ngày, nhóm đối chứng ăn 3 lần một ngày.

3 tháng sau đó kết quả so sánh cho thấy so với nhóm đối chứng, trong nhóm thử nghiệm chia nhỏ thành nhiều bữa ăn đã kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Ăn ít hơn và ăn nhiều bữa hơn cũng đạt được mục tiêu kiểm soát lượng đường bằng cách kiểm soát tốc độ hấp thụ carbohydrate. "Ban đầu việc hấp thụ bữa ăn của cơ thể là trong vòng hai giờ là bình thường, nhưng cách ăn (chia nhỏ bữa) này có thể kéo dài tới 4 giờ."

Tuy nhiên, tiền đề của việc ăn ít bữa hơn là ăn nhiều bữa hơn phải với cùng một lượng calo. Nếu bạn ăn đồ ăn nhẹ giữa ba bữa ăn, tổng lượng calo tăng lên, không có lợi cho lượng đường trong máu.

BS nội tiết: Bị tiểu đường không cần ăn kiêng khổ sở, chỉ cần thay đổi thứ tự món ăn là ổn - Ảnh 8.

3., Ăn nhiều chất xơ

Cách ăn uống như thế nào là rất quan trọng, và những gì bạn ăn là đặc biệt. Chế độ ăn uống hiện đại ngày càng tinh tế hơn, và ăn nhiều hơn các thực phẩm tinh chế. Nhưng trên thực tế, một chế độ ăn uống lành mạnh cần đảm bảo đủ lượng chất xơ.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí chuyên ngành nổi tiếng The Lancet năm 2019 cho thấy khi chúng ta tiêu thụ 25-29g chất xơ hàng ngày, nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2, ung thư đại trực tràng và tử vong.

BS Lý giới thiệu rằng chất xơ có tính hấp thụ, không chỉ có thể làm tăng cảm giác no, giúp giảm cân mà còn ngăn ngừa táo bón.

Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể cải thiện lượng đường trong máu bằng cách thay đổi vi khuẩn đường ruột của bệnh nhân tiểu đường để thúc đẩy quá trình lên men carbohydrate.

Trên thực tế, 3 nguyên tắc ăn uống dành cho người bị tiểu đường ở trên không lạ lắm, nhưng chúng được hỗ trợ bởi dữ liệu nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng nhiều người sẽ tin vào những nguyên tắc này và tuân thủ chúng.

BS nội tiết: Bị tiểu đường không cần ăn kiêng khổ sở, chỉ cần thay đổi thứ tự món ăn là ổn - Ảnh 9.

*Theo Health/39

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên