Bù lỗ nghìn tỷ khi lọc dầu Nghi Sơn vận hành: Nên hay không bất chấp bằng mọi giá?
Ngành lọc hoá dầu có nên hưởng những ưu đãi lớn liên quan đến thuế, bao tiêu sản phẩm, đầu tư các hạng mục… vì có thể gây tổn hại cho nền kinh tế, chuyên gia kinh tế, là chủ đề ông Ngô Trí Long trao đổi với chúng tôi.
- 14-08-2016Petro Vietnam có thể bù lỗ tới 2.500 tỷ/năm cho lọc dầu Nghi Sơn
- 22-06-2016Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo gỡ khó cho Lọc hóa dầu Nghi Sơn
- 15-06-2016Đề xuất tăng thuế vì “lỡ” cam kết với lọc hóa dầu Nghi Sơn
-
Việc độc quyền cho SJC làm thương hiệu vàng quốc gia dẫn đến thiếu sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Cụ thể, người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ bao lâu với giá rẻ hơn vàng SJC, mặc dù chất lượng như nhau
-
“Việc đầu tư tài chính hiện nay càng phải thận trọng hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư chưa am hiểu chứng khoán, còn trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, bất động sản đóng băng; nếu lựa chọn an toàn, nhà đầu tư có thể chọn gửi tiết kiệm ngân hàng
Vụ Ngân sách nhà nước dự tính, năm 2017 khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động ngân sách nhà nước có thể giảm 1.377 tỷ đồng, PVN phải bù lỗ khoảng 1.800-2.500 tỷ đồng (giả thiết giá dầu thô 45 USD/thùng), chưa kể 3.833 tỷ đồng PVN hỗ trợ trực tiếp đầu tư các hạng mục công trình bên trong nhà máy, ông bình luận như thế nào về thông tin này?
Việt Nam là nơi trung chuyển, luồng vận chuyển dầu thuận tiện, bản thân Việt Nam có khai thác dầu thô, và từ vấn đề an ninh năng lượng do đó cần thiết xây dựng nhà máy hoá lọc dầu nhưng xây dựng ngành này đòi hỏi đầu tư nguồn vốn lớn.
Trong điều kiện nguồn lực có hạn nên dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài là các liên doanh công ty Kuwait Petrolum chiếm 35,1%; công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản) chiếm 35,1%; công ty Mitsui Chemicals (Nhật Bản) chiếm 4,7% và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN chiếm 25,1%.
Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực có quá nhiều ưu đãi, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước và ưu đãi làm cho những hoạt động kinh doanh trở nên không hiệu quả.
Đối với nhà máy hoá học dầu Nghi Sơn, ưu đãi được thể hiện ngoài việc đầu tư một số hạng mục ví dụ đầu tư đê chắn sóng, chủ yếu ưu đãi cơ chế thuế và bao tiêu sản phẩm.
Cả 2 ưu đãi nêu trên đều không có hiệu quả, với mức độ ưu đãi thuế đến 2018 chúng ta có thể đặt câu hỏi ngược lại như vậy xuất phát từ an ninh năng lượng phải xây dựng nhà máy có đúng hay không khi đến 2018 nguồn cung sẽ dư và hiện nay nhập khoảng gần 70%, còn lại có sản xuất trong nước nhưng hiệu quả chưa thực sự.
Nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất đã có nhiều ưu đãi nhưng sản phẩm không tiêu thụ được và hiện cũng rất khó khăn, vì nhập theo giá thế giới, chưa đề cập đến mặt chất lượng về giá đã chưa đáp ứng được thị trường.
Nhà máy hoá dầu Nghi Sơn tiếp tục cũng được ưu đãi thuế, hàng năm thuế xuất nhập khẩu xăng dầu là nguồn thu lớn cho ngân sách nhưng với nhà máy này nguồn thu của ngân sách là thất thu. Bên cạnh đó, dự án cũng được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Với mức ưu đãi vừa nêu sẽ làm giảm khoản thu lớn trong bối cảnh ngân sách khó khăn.
Điều quan trọng nữa, riêng nhà máy này, PVN cuối cùng cũng thua lỗ vì bao tiêu cho sản phẩm nên thiệt đơn thiệt kép.
Đây là dự toán còn bối cảnh hiện nay bao tiêu nhưng chất lượng xăng dầu liệu có đảm bảo hay không lại thêm vấn đề khác. Như vậy, có rất nhiều vấn đề cần phải bàn tới.
Qua đây thấy rằng trong ngành lọc hoá dầu có nên ưu đãi như vậy hay không, vì có thể gây tổn hại cho nền kinh tế trong hội nhập đáng ra phải phát huy lợi thế so sánh, nếu ngân sách lành mạnh, có tiền không lo vấn đề an ninh năng lượng vì thậm chí nếu có điều kiện có thể xây dựng kho dầu dự trữ, khi giá dầu rẻ mua tích trữ lại.
Đầu tư không trúng và gây tổn thất cho nền kinh tế mà nhiều bài học như dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên, nhà máy xơ sợi Đình Vũ, nhà máy sản xuất xăng sinh học ethanol … Đằng sau đó động cơ mục đích là gì?
Cho nên quyết định nhất là vấn đề hiệu quả, nhất là khi nguồn lực có hạn thực tế qua báo cáo của Vụ ngân sách cho thấy, có thể gây thất thoát cho nền kinh tế.
Quá trình đàm phán các FTA chẳng hạn như với Hàn Quốc liên quan đến thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu phải chăng chúng ta đã không tính toán kỹ, nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất cũng phàn nàn nhiều khi các sản phẩm sản xuất ra khó cạnh tranh, thưa ông?
Xu thế tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam ký kết thuế nhập khẩu giảm, như vậy sẽ bất lợi nhưng nếu đòi hỏi thêm ưu đãi thì không được vì đã được hưởng nhiều ưu đãi, không thể tiếp tục ưu đãi. Mục tiêu cuối cùng là tính toán hiệu quả đầu tư như thế nào.
Liệu có giải pháp gì cho dự án này vì dự kiến năm 2017 sẽ đi vào vận hành?
Như tôi đã nói, trường hợp PVN bao tiêu nhưng chất lượng không đảm bảo PVN có bao tiêu không? Dự án không nên bất chấp mọi giá, không nên vì mục tiêu như an ninh năng lượng…
Nếu vận hành liệu có xin ưu đãi hay không như trường hợp PVN từng xin cơ chế cho lọc hoá dầu Dung Quất?
Khi đã không tính toán cuối cùng thua lỗ, phá sản tác động cả 2 mặt trong đó ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Không thể đâm lao theo lao.
Xin cảm ơn ông!
BizLIVE