Bức ảnh của cô bé 12 tuổi gây bão MXH vì quá xinh nhưng nhìn chi tiết này ai cũng vội khuyên: Nên xem lại cách dạy dỗ!
Những bức ảnh của cô bé này được cho là không phù hợp với độ tuổi.
- 28-02-2023Cha mẹ ly hôn rồi có hạnh phúc mới, cô bé lớp 9 viết thư đầy xót xa gửi thầy giáo cũ: "Sinh nhật con chẳng còn ai nhớ tới, con ước có ba có mẹ như bao người"
- 10-02-2023Được bố cho chạy bộ chỉ để rèn luyện sức khỏe từ lúc 5 tuổi, 3 năm sau cô bé chinh phục được đường chạy 21km, tham gia 20 giải chạy mỗi năm
- 06-02-2023Được mệnh danh là thiên tài dù mắc chứng tự kỷ, cô bé 4 tuổi sở hữu IQ vượt cả Einstein giờ ra sao sau khi tốt nghiệp đại học?
- 31-01-2023Cô bé 5 tuổi trở thành người trẻ nhất thế giới leo lên đỉnh núi cao nhất nước Anh trong vòng chưa đầy 48 giờ: Biết được mục đích khiến ai cũng cảm động
- 30-01-2023Phủ sóng cõi mạng với ảnh meme khó đỡ từ năm 4 tuổi, cuộc sống của “cô bé thảm họa” với nụ cười nhếch mép bây giờ ra sao?
Ella Gross, sinh năm 2008, mang trong mình 3 dòng máu Mỹ - Hàn - Đức. Ella là mẫu nhí đình đám, có nhiều năm hợp tác với loạt thương hiệu thời trang phân khúc trẻ em như Gap, H&M, Levi, Zara, Abercrombie & Fitch, Lacoste, OshKosh B'gosh... Các nhà mốt đánh giá cao thần thái của Ella khi chụp ảnh.
Tuy nổi tiếng đình đám nhưng Ella cũng nhận về nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là về phong cách ăn mặc của cô bé. Theo đó vào năm 12 tuổi, những hình ảnh ăn mặc hở hang và trông quá người lớn của Ella khiến cộng đồng mạng phải tranh cãi. Phần lớn cư dân mạng đều cho rằng, cô bé rất xinh nhưng trang phục và phần trang điểm không phù hợp với lứa tuổi.
Bên cạnh đó các ý kiến cũng cho rằng, việc đăng tải những bức ảnh trông hở hang như vậy cũng có thể gây nguy hiểm cho chính cô bé và cha mẹ cô bé nên chú ý lại cách dạy dỗ. Tuy nhiên cũng có những ý kiến bênh vực, cho rằng, với tư cách là người mẫu nhí, Ella mặc và trang điểm như thế cũng không sao.
Những bức ảnh năm 12 tuổi bị cho là không phù hợp của Ella.
Khoan nói đến phong cách ăn mặc của cô bé Ella Gross, thực tế thì việc trẻ ăn mặc không phù hợp với độ tuổi đang khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Cha mẹ có thể nghĩ điều đó không to tát nhưng xã hội vẫn tiềm ẩn những nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được.
Những năm gần đây, các vụ xâm hại trẻ em liên tiếp xảy ra. Tại sao tội phạm lại "mở rộng móng vuốt", hướng tới trẻ em? Nguyên nhân là do một số em chưa hiểu rõ về giới tính và cách tự bảo vệ mình. Đồng thời, cha mẹ chưa có ý thức phòng tránh, chưa nói cho con biết sự khác biệt giữa nam và nữ. Những kẻ ấu dâm, phô dâm,... có thể tiếp cận, mượn cớ kết bạn để lừa trẻ, dẫn đến bi kịch. Bên cạnh đó, những bức hình hớ hênh của con trẻ mà cha mẹ đăng lên mạng, hay do chính trẻ đăng cũng có thể là nguồn cơn khiến trẻ bị kẻ xấu để ý.
Trong chuyện giáo dục giới tính nói chung, có những điều cha mẹ cần phải ghi lòng tạc dạ để bảo vệ con, tránh những hậu quả không đáng có.
1. Áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp
Ở một số gia đình, chủ đề giáo dục giới tính luôn bị cha mẹ lảng tránh. Một số cha mẹ cảm thấy con mình còn nhỏ, lớn lên tự nhiên sẽ hiểu. Tuy nhiên, quan điểm này là rất sai lầm.
Những đứa trẻ đang ở tuổi dậy thì luôn rất tò mò. Nếu bạn thực sự đợi cho đến khi trẻ tự phát hiện ra thì có thể gây ra hậu quả không thể cứu vãn. Vì vậy, cha mẹ phải tích cực đối mặt với việc giáo dục giới tính cho con cái. Cha mẹ có thể dạy con thông qua sách vở, giáo dục, tranh ảnh, việc này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
2. Đừng dạy con theo kiểu mơ hồ
Sở dĩ một số bậc cha mẹ ngại phổ biến kiến thức giới tính cho con là vì có những điều họ không biết diễn tả, khó nói ra. Vì vậy, khi dạy con, họ trở nên ngọng nghịu, lúng túng. Tất nhiên, cha mẹ càng lấp lửng, con cái càng tò mò.
Vì sự phát triển lành mạnh của trẻ, cha mẹ phải học cách truyền đạt đúng, để trẻ thực sự hiểu về kiến thức giới tính và tránh những hành vi sai trái.
3. Dạy trẻ cách tự bảo vệ mình
Cha mẹ phải dạy phòng ngừa trước khi vấn đề xảy ra, đồng thời hướng dẫn con hình thành ý thức tự bảo vệ mình. Ví dụ, nói cho trẻ biết những bộ phận nào trên cơ thể mình mà người khác không được chạm vào; cách tự vệ trong trường hợp nguy hiểm, cách ứng phó với các tình huống cụ thể trong cuộc sống,... Có như vậy, trẻ mới thực sự bảo vệ được bản thân.
Nguồn: Sohu
Thể thao văn hóa