Bức tranh thu hút đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi
Tính đến nay, tại Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi có 349 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đầu tư 375.695 tỷ đồng. Trong đó, có 245 dự án (201 doanh nghiệp) đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
- 06-06-2022Quy định hạn chung cư 50 năm, có lo ngại chất lượng công trình sụt giảm
- 06-06-2022Savills: Nguồn cung giảm, giá thuê bất động sản công nghiệp tăng nhanh
- 06-06-2022Chưa nên quy định cấp "sổ hồng" chung cư 50 năm để không gây "biến động" thị trường BĐS
Tại buổi làm việc với ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2022, ông Hà Hoàng Việt Phương, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi cho biết, trong năm 2021, Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư cho 6 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 85.713 tỷ đồng.
Đồng thời, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án, trong đó điều chỉnh tăng vốn cho 7 dự án (tăng 850 tỷ đồng).
Từ đầu năm 2022 đến nay, Ban Quản lý đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 121,4 tỷ đồng; thực hiện điều chỉnh 15 dự án, trong đó có 4 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 640,46 tỷ đồng.
Tính đến nay, KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi có 349 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đầu tư 375.695 tỷ đồng. Trong đó, có 245 dự án (201 doanh nghiệp) đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tính đến nay, Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi có 349 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đầu tư 375.695 tỷ đồng. Ảnh: Hòa Phát.
Đặc biệt, giải quyết việc làm mới khoảng 6.000 lao động, đạt 100% kế hoạch năm 2022. Lũy kế đến nay, trên địa bàn KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đã giải quyết việc làm cho khoảng 69.000 lao động.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho rằng, trong thời gian qua, Ban Quản lý đã đạt được những kết quả tích cực trên các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp; làm tốt công tác phòng chống dịch; làm tốt việc chỉ đạo tư vấn và phối hợp với các sở, ngành địa phương lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung KKT Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng chỉ ra một số tồn tại trong công tác quản lý của Ban Quản lý như: thiếu quyết liệt trong việc thực hiện kết luận của UBND tỉnh; chậm triển khai thực hiện các kết luận thanh tra; chậm giải quyết các tồn tại, vướng mắc đối với một số dự án đầu tư, các dự án về đất và công tác quản lý đất đai…
Những hạn chế tồn trên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2022 và những năm tiếp theo nếu không được giải quyết triệt để trong thời gian sớm nhất.
Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi phải chủ động khắc phục các tồn tại, hạn chế, tinh thần phải dũng cảm sửa sai, dũng cảm nhận khuyết điểm. Đồng thời, rà soát lại các nội dung đã được đặt ra trong chương trình công tác trọng tâm trong năm 2022, xây dựng kế hoạch, khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc còn lại, không để chậm trễ.
Đặc biệt, chủ động phối hợp với Sở Xây dựng làm việc với các Bộ, ngành Trung ương khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch chung KKT Dung Quất, chậm nhất trước 31/8/2022. Khẩn trương xây dựng quy hoạch phân khu 1/2000 đối với những nơi chưa có quy hoạch 1/2000.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Ban Quản lý tập trung giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với các dự án đầu tư công trong năm 2022 và đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các nhà đầu tư, nhất là các dự án Khu công nghiệp Bình Hòa - Bình Phước; dự án Nhà máy thép Hòa Phát 2…
Nhà đầu tư