Bức tranh về môi trường năm 2018: U tối nhưng đâu đó vẫn có điểm sáng
Hãy cùng cập nhật lại những điểm tin quan trọng về thực trạng cũng như các giải pháp bảo vệ môi trường trên thế giới trong năm qua nhé.
- 09-10-2018Sợ hãi vì tin xấu cho môi trường? Đây là những việc đơn giản ai cũng có thể làm để cứu lấy hành tinh này
- 24-09-2018Chẳng có thứ gọi là "môi trường làm việc công bằng" đâu, chỉ khi bạn mạnh, bạn mới có cơ hội giảm thiểu những điều không công bằng
- 11-07-2018Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm – giải pháp nào cho sức khỏe người Việt?
Môi trường là gì? Đó là tổng hợp tất cả các yếu tố bao quanh chúng ta như nước uống, khí thở, đất đai, động thực vật... Không ai trong chúng ta có thể tự tách rời mình ra khỏi cái gọi là "môi trường". Và vì thể mọi tác động dù tốt hay xấu của con người đến các nhân tố môi trường, không sớm thì muộn chính bản thân ta cũng sẽ nhận lãnh.
Hiện nay, thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở mức độ đáng báo động, phần nhiều là do lỗi con người. Nhưng đừng vội bi quan, bức tranh môi trường trong năm qua không chỉ có một màu u tối mà xen vào đó là những chấm sáng từ những nỗ lực bảo tồn đang được thực hiện ở nhiều nơi. Và chúng ta hãy cùng điểm lại những thông tin nổi bật nhất nhé.
Thực trạng môi trường 2018
Bởi chính họ đang gián tiếp góp một phần không hề nhỏ vào lượng khí thải nhà kính thải ra hằng năm. Điều này không không có gì khó hiểu bởi ngoại trừ đi xe đạp hay đi bộ, để chuyến du lịch được thoải mái thì bạn phải nhờ đến sự trợ giúp của các phương tiện như máy bay, tàu xe.
Mà thực tế thì hầu như các phương tiện ấy đều dùng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu...) nên dĩ nhiên sẽ thải ra khí nhà kính. Theo nghiên cứu từ 3 trường ĐH lớn là Sydney, Queensland (Úc) và Cheng Kung (Trung Quốc), ngành du lịch phải chịu trách nhiệm tới 8% lượng khí thải toàn cầu.
Lượng khí thải từ ngành công nghiệp được mệnh danh "không khói" này đang ngày càng tăng, từ 3,9Gt (Gigaton: 1Gt = 1 tỉ tấn) lên 4,5Gt trong giai đoạn 2009 - 2013. Chúng đến từ quá trình di chuyển, ăn uống và mua sắm. Và cứ theo tốc độ này thì theo dự đoán đến năm 2025, lượng khí thải từ du lịch sẽ đạt tới con số 6,5Gt.
Các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ đã giúp đời sống con người trở nên tiện nghi hơn rất nhiều. Tuy nhiên hậu quả chúng gây ra cho môi trường là rất lớn, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí.
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tiết lộ một số liệu đáng giật mình, khi có đến 93% trẻ em dưới 15 tuổi đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm và độc hại mỗi ngày. Điều này tác động tiêu cực đến sức khỏe của các em như làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn, viêm hô hấp, suy giảm chức năng phổi, thậm chí là ung thư.
Mỹ và nhiều quốc gia công nghiệp khác như Canada, Anh, Úc... trước đây từng xuất khẩu lượng lớn rác thải sang Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu phế liệu lớn nhất thế giới. Nhưng khi Trung Quốc bắt đầu đưa ra quy định từ chối nhập khẩu phế liệu, đồng nghĩa với việc lượng rác tại các quốc gia xuất đi sẽ bị ứ đọng.
Mỗi năm, Mỹ tái chế khoảng 66 triệu tấn phế liệu, nhưng 1/3 số đó được đưa ra nước ngoài - chủ yếu là tới Trung Quốc. Mất đi "đối tác" khổng lồ này, hàng chục triệu tấn rác sẽ không có nơi để tiêu thụ.
"Không có một quốc gia nào, thậm chí là nhóm quốc gia có thể tiêu thụ nổi khối lượng rác mà Trung Quốc đã từng làm được," - trích lời Adiana Renee Adler - chuyên gia của Viện tái chế rác thuộc Washington.
Thực trạng thế là đủ, giờ hãy đến với các nỗ lực bảo vệ môi trường của chính chúng ta nào
Thực ra thứ đồ ấy không phải gì ghê gớm, mà chính là "ống hút tre". Chúng được làm 100% từ tre/gỗ, rất thân thiện với môi trường, và đặc biệt là có thể tự phân hủy nhanh chóng khi không có nhu cầu sử dụng tiếp.
Ống hút tre được khuyến khích dùng để thay thế cho ống hút nhựa, vốn đứng thứ 11 và chiếm 3% trong tổng số rác thải được tìm thấy ở biển. Do gần như không thể phân hủy nên khi bị động vật biển nuốt phải, chúng có thể sẽ chết vì tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Tháng 9/2018, chính phủ Hàn đưa ra bản thông báo sẽ loại bỏ hoàn toàn ống hút và cốc nhựa tại các cửa hàng cafe và điểm công cộng vào năm 2027. Mục đích dĩ nhiên để nhằm giảm lượng rác thải khó tái chế, giảm gánh nặng cho nền kinh tế và môi trường.
Để thay thế ống nhựa thì thay vì dùng ống tre hay inox, người Hàn nảy ra sáng kiến dùng loại ống hút dùng 1 lần mà vẫn thân thiện môi trường, được làm từ gạo.
Loại ống hút này có thể ăn luôn sau khi sử dụng, và phân hủy nhanh chóng chỉ trong vòng vài tuần. Chúng đủ bền để có thể giữ nguyên hình dáng khi dùng với đồ uống nóng trong 2-3 tiếng, và đến 10h khi ngâm trong nước lạnh.
Để đạt được kì tích này, 2 chuỗi siêu thị lớn nhất tại Úc là Coles và Woolworths đã áp dụng lệnh cấm sử dụng túi nilon từ cuối tháng 06/2018.
Ban đầu, quy định này đem lại kết quả không tốt lắm cho việc kinh doanh của hai chuỗi siêu thị. Công chúng đã quá quen với việc sử dụng túi nhựa, vì thế mà doanh thu của Woolworth sụt giảm trầm trọng. Còn với Coles, họ cũng sửa quy định thành: tính thêm phí nếu khách hàng có yêu cầu túi nhựa.
Nhưng đáng mừng là theo số liệu tính đến đầu tháng 10, lượng túi nhựa được sử dụng trên phạm vi toàn quốc đã giảm 80%. Và dù một bộ phận người tiêu dùng tỏ ra phản đối nhưng đa số đều đã tỏ ra ủng hộ quyết định trên.
Các nhà khoa học tại Nam Phi đã tìm ra giải pháp thay thế là loại gạch sinh học làm từ cát, vi khuẩn, và một lượng lớn... nước tiểu của chúng ta.
Ứng dụng quá trình kết tủa carbonate từ vi khuẩn mà loại gạch "sinh học" có tính chất cứng như đá vôi ở nhiệt độ thường, mà không cần trải qua giai đoạn nung, vốn là mấu chốt phát thải khí CO2. Đồng thời, thành phần nước tiểu trong quá trình sản xuất gạch còn sinh ra các sản phẩm phụ là ni-tơ và phospho có thể bổ sung cho sự thiếu hụt về phân bón trong tương lai.
Helino