Bùng nổ doanh nghiệp kinh doanh địa ốc: Nên vui hay buồn?
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, riêng năm 2017, cả nước có 5.065 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới. Như vậy, trung bình một ngày có 14 doanh nghiệp bất động sản ra đời…
- 07-08-2017Doanh nghiệp địa ốc than khổ về việc cấp phép dự án
- 03-08-2017Rủi ro lớn của doanh nghiệp địa ốc
- 22-07-2017Vì sao nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn "tháo chạy" khỏi thị trường Bình Dương?
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Như BizLIVE đã đưa tin, năm 2017, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,07% (mức tăng cao nhất kể từ năm 201), đóng góp 0,21 điểm phần trăm vào nền kinh tế. Mức tăng này trong năm 2011 là 3,80%; năm 2012 tăng 1,32%; năm 2013 tăng 2,17%; năm 2014 tăng 2,80%; năm 2015 tăng 2,96%; năm 2016 tăng 4,00%.
Còn theo số liệu được đưa ra trong báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp thành lập mới tháng 12 và năm 2017 do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, trong năm 2017 so với cùng kỳ năm trước, ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục có số vốn đăng ký mới nhiều nhất là 388.376 tỷ đồng, chiếm 30,0%; xếp thứ hai là ngành bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 198.042 tỷ đồng, chiếm 15,3%...
Cũng theo thống kê, trong năm lĩnh vực bất động sản có 5.065 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 62% so với cùng kỳ năm 2016), dẫn đầu về tỉ lệ gia tăng doanh nghiệp mới so với các lĩnh vực khác. Như vậy, trung bình một ngày có 14 doanh nghiệp bất động sản ra đời. Số vốn đăng ký trung bình của doanh nghiệp địa ốc là 77 tỷ đồng mỗi doanh nghiệp.
Tính chung tất cả các lĩnh vực trong năm 2017, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 153.307 doanh nghiệp, trong đó: có 126.859 doanh nghiệp thành lập mới và 26.448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Xung quanh việc tại sao thị trường bất động sản trong năm qua lại hấp thụ được số vốn lớn như vậy (388.376 tỷ đồng), trao đổi với BizLIVE, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính – Ngân hàng cho rằng, năm nay là năm thị trường bất động sản tiếp tục phát triển và sẽ tạo ra một sức hút rất thuận lợi cho nguồn vốn.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, có hai nguồn vốn lớn đổ vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian qua là nguồn vốn từ ngân hàng. Ngân hàng đổ vào bất động sản khá nhiều trong năm nay, chính vì thế nó đưa tăng trưởng tín dụng trong năm 2017 lên gần 90%, trong đó rất nhiều vốn từ ngân hàng.
Nguồn vốn thứ hai là vốn đầu tư từ nước ngoài, qua các giao dịch M&A, cũng đổ vào thị trường bất động sản khá nhiều. Thành ra hai nguồn vốn này cung ứng rất nhiều vốn cho thị trường bất động sản. Theo dự báo, đây cũng sẽ là xu hướng của 2018.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính - Ngân hàng.
“Chắc chắn nếu có quá nhiều doanh nghiệp bất động sản được thành lập sẽ tạo ra sân chơi có quá nhiều đối thủ trong đó. Trong lĩnh vực bất động sản khi các đối thủ tạo ra sự cạnh tranh bằng rất nhiều phương pháp không chính thống sẽ đẩy giá lên và tạo ra nhu cầu ảo.
Rồi rất nhiều doanh nghiệp vốn không có hoặc rất ít vốn để có thể hoạt động lành mạnh qua cách lôi kéo khách hàng và kinh doanh không chính thống sẽ tạo ra một thị trường hỗn loạn.
Thành ra đây là điều các cơ quan chức năng khi cho phép các doanh nghiệp bất động sản đăng ký cần cẩn thận đưa ra các tiêu chí khắt khe hơn để hạn chế việc cấp phép tràn lan như vậy”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nói về việc có hơn 5.000 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới một năm.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc có càng nhiều các công ty bất động sản nhảy vào thị trường càng làm cho thị trường rối loạn. Việc này đã từng xảy ra trong quá khứ, đã có những nhà bất động sản đẩy giá lên, tạo ra “bong bóng” và cuối cùng gây ra thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế; trong đó có vấn đề nợ xấu.
“Khi thị trường khởi sắc thì nhiều người muốn tham gia. Đây là một dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, trong sự tích cực ấy cũng tiềm ẩn mức độ rủi ro nếu có quá nhiều doanh nghiệp được tham gia vào thị trường. Chính vì vậy, vấn đề làm sao quản lý được rủi ro cần phải được đặt ra”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.
BizLive