MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bước đột phá hướng đến thị trường giá trị hàng trăm triệu USD của Digiworld (DGW)

Bước đột phá hướng đến thị trường giá trị hàng trăm triệu USD của Digiworld (DGW)

Theo xu hướng của các nước phát triển, giá trị của khối bản quyền phần mềm được cài đặt trên laptop thậm chí có giá cao hơn cả chiếc laptop.

Ngày 10/3 vừa qua, CTCP Thế Giới Số (Digiworld – mã DGW) đã chính thức trở thành nhà phân phối Microsoft các dòng sản phẩm ESD tại Việt Nam. Theo đó, Digiworld sẽ phân phối đầy đủ các sản phẩm ESD bao gồm Office Home & Business, Microsoft 365 Business Standard, Office Professional dành cho phân khúc thương mại và các doanh nghiệp vừa và nhỏ bên cạnh phiên bản Windows Pro FPP.

ESD (Electronic Software Distribution) hay Key điện tử là hình thức phân phối bản quyền điện tử thông qua email, bổ sung cho hình thức phân phối sản phẩm đóng gói (FPP) hiện đang phổ biến trên thị trường. Thông qua hệ thống đấu nối của Microsoft và nhà phân phối Digiworld, ESD giúp đảm bảo khách hàng có thể tải xuống, cài đặt Office và Windows nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Với ESD, các đại lý có thể tiết giảm chi phí, điển hình là chi phí kho hàng, chi phí lưu kho, đẩy nhanh tốc độ tương tác mua hàng giữa người mua và người bán, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, cùng khả năng mở rộng phạm vi kinh doanh. Ngoài ra, Key điện tử còn giúp đại lý chủ động hơn và hàng hóa luôn sẵn sàng 24/7.

Key điện tử sẽ được gửi trực tiếp vào địa chỉ Email đã đăng ký trước đó của người tiêu dùng cuối sau khi đã hoàn tất thanh toán nên đảm bảo có được tính an toàn, bảo mật cao hơn. Người dùng cũng sẽ dễ dàng và chủ động kích hoạt key thông qua hướng dẫn chi tiết trong email. Nếu cần hỗ trợ, người dùng có 2 sự lựa chọn từ Digiworld hoặc Microsoft, nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Việc Digiworld trở thành nhà phân phối đã mở ra nhiều cơ hội tiếp cận và đáp ứng nhu cầu công nghệ tăng cao của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và những người dùng cuối trong phạm vi phủ sóng của công ty.

Mặt khác, việc phân phối các sản phẩm của Microsoft giúp Digiworld hoàn thành mục tiêu liên tục mở rộng, phục vụ và đa dạng hóa các dòng sản phẩm, ngày càng tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng và tạo nên ưu thế cạnh tranh trên thị trường bằng việc cung cấp các dịch vụ và phần mềm chính hãng tới người tiêu dùng.

"Miếng bánh" trị giá 300 triệu USD/năm

Với việc tham gia công ước về quyền sở hữu trí tuệ từ năm 2005 và chính thức gia nhập EVFTA gần đây thì các phần mềm lậu dần bị triệt tiêu. Các máy tính cá nhân, laptop được bán ra tại thị trường Việt Nam hiện nay hầu hết bán kèm hệ điều hành Windows có bản quyền hoặc phải mua thêm bản quyền để sử dụng và gần như toàn bộ phải mua bản quyền Microsoft Office hàng năm để sử dụng.

Giá bán mỗi key bản quyền hiện tại khoảng 8 USD/user/năm đối với MS Office và khoảng 110 USD/user đối với MS Windows, quy mô thị trường ESDtại Việt Nam có thể đạt xấp xỉ 300 triệu USD/năm với ước tính 1,2 triệu laptop mới bán ra mỗi năm và chu kỳ sử dụng laptop trung bình 5 năm cùng hàng chục triệu máy tính để bàn.

2 sản phẩm tối cần thiết trên tất cả các máy tính cá nhân gồm Microsoft Windows và Microsoft Office được dự báo sẽ là bước đầu để Digiworld đi sâu vào chuỗi giá trị của ngành hàng laptop. Theo xu hướng của các nước phát triển, giá trị của khối bản quyền phần mềm được cài đặt trên laptop thậm chí có giá cao hơn cả chiếc laptop. Đối với người dùng văn phòng, các phần mềm chuyên ngành có giá rất đắt có thể kể đến như Zoom, MS Team, SkypeBussines, AutoCAD, Photoshop, Abobe,...

Tương tự việc khai thác sâu vào hệ sinh thái IoT và smart home, smart appliances trên các thiết bị di động như smartphone, Digiworld cũng sẽ khai thác sâu vào chuỗi giá trị phần mềm của ngành hàng laptop với lợi thế phân phối tới 1/2 số lượng laptop chính hãng ra đồng thời là nhà cung cấp máy bộ (dùng cho khối văn phòng) và linh kiện lắp ráp máy tính để bàn lớn nhất hiện nay.

https://cafef.vn/buoc-dot-pha-huong-den-thi-truong-gia-tri-hang-tram-trieu-usd-cua-digiworld-dgw-20220316134306814.chn

Bảo Sơn

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên