"Bước nhảy lượng tử" của Myanmar trong cách mạng 4.0
Myanmar gần như đã bị các cuộc cách mạng công nghiệp trước bỏ qua và giờ đây họ bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong vị thế của 1 nền kinh tế lạc hậu.
- 11-09-2018"Cha đẻ" cách mạng 4.0 nói gì tại sự kiện đối ngoại đa phương lớn nhất Việt Nam năm 2018?
- 11-09-2018"Kỳ lân" tỷ đô - Làn gió mới mang đến cơ hội phát triển vượt bậc cho ASEAN trong thời đại 4.0
- 11-09-2018CMCN 4.0 ở Malaysia: Giới CEO thay đổi tư duy nhưng vẫn chờ những hành động
- 10-09-2018"Thái Lan 4.0" và khoản cược lớn nhằm thoát bẫy "thu nhập trung bình"
- 09-09-2018Call center thời 4.0: Cuộc chạy đua giữa chat bot và con người trong ngành công nghiệp hàng chục tỷ USD của Philippines
Những ngày này, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 liên tục được nhắc đến khi Việt Nam đang đăng cai tổ chức Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN bàn về những thách thức và cơ hội đối với các nước thành viên ASEAN trong bối cảnh cách mạng 4.0 khiến thế giới hoàn toàn đổi khác.
Nói đến cách mạng 4.0 là nói đến công nghệ, do đó lợi thế có thể thuộc về những nước phát triển, nhưng chia sẻ tại diễn đàn lần này Cố vấn nhà nước Myanmar Daw Aung San Suu Kyi đã chia sẻ những điều đáng suy ngẫm về cơ hội đối với Myanmar – đất nước mới chỉ mở cửa nền kinh tế cách đây không lâu và vẫn còn rất lạc hậu.
"Myanmar gần như đã bị các cuộc cách mạng công nghiệp trước bỏ qua và giờ đây chúng tôi sẽ bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Những người đi sau thì phải nhảy vọt, thậm chí là cần đến 1 bước nhảy lượng tử có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia vẫn còn lạc hậu như Myanmar", bà Suu Kyi chia sẻ một cách đầy quyết tâm.
Viễn thông được bà Suu Kyi đưa ra làm ví dụ cho bước nhảy vọt mà Myanmar mong muốn đạt được. 5 năm trước giá của 1 chiếc điện thoại di động ở đây là 1.500 USD, giờ đã giảm xuống 1,5 USD. Tỷ lệ dân số được có thể truy cập Internet cũng đã nhảy vọt.
"Tôi nghĩ rằng đó là 1 bước đại nhảy vọt, và từ dẫn đến 1 bước nhảy vọt khác. Với khả năng truy cập điện thoại di động, chúng tôi đã mở ra những cơ hội mới, những hướng phát triển mới. Ở Myanmar không có văn hóa gửi tiền ngân hàng, mọi người nghĩ rằng tiền an toàn nhất khi giấu dưới gối, nhưng giờ đây với smartphone bùng nổ đã cho phép phát triển cung cấp các dịch vụ ngân hàng ngay trên điện thoại di động. Ngoài ra còn có sự phát triển của thương mại điện tử. Tất cả thông qua smartphone chứ không cần đến những thứ truyền thống khác".
Theo bà, như vậy là Myanmar không bị bỏ qua nữa mà đã có được bước nhảy vọt với tốc độ phát triển rất nhanh.
Viễn thông cũng lấy được bà Suu Kyi lấy làm ví dụ để nói về hướng phát triển của Myanmar trong thời đại cách mạng 4.0. "Chúng tôi không tin tưởng vào chủ nghĩa bảo hộ mà mở rộng để cạnh tranh, vì thế mà truy cập Internet trở nên nhanh và dễ dàng với hầu hết người dân. Chúng tôi không sợ cạnh tranh, bởi vì nếu sợ thì không thể theo kịp các quốc gia khác đã đi trước chúng tôi rất nhiều trong hành trình cách mạng công nghiệp lần thứ tư".
Bà Suu Kyi cho rằng nhân tố quan trọng nhất của cách mạng 4.0 chính là con người. "Chúng tôi tin rằng người dân có thể xử lý các thách thức, từ đó dẫn đến một nhân tố quan trọng của 4.0 là con người. Chủ tịch WEF, ngài Swab đã nói rằng chúng ta không thể đánh mất cái quan trọng nhất là sự sáng tạo. Myanmar tiến lên cách mạng 4.0 bằng tiềm năng sáng tạo của con người, đặc biệt là thanh niên".
Bà bổ sung thêm rằng cách mạng 4.0 cũng đã nhắc nhiều đến thanh niên nhưng thực ra là tất cả mọi người, phải kết nối mọi vùng, mọi độ tuổi. Tất cả mọi ng phải làm việc với nhau vì toàn bộ nhân loại chứ không phải vùng cụ thể nào. "Cách tiếp cận của chúng tôi là đầu tư càng nhiều càng tốt vào con người, cung cấp giáo dục, chúng tôi mở ra cơ hội cho tất cả mọi người vì mỗi người dân đều có vai trò trong việc biến cách mạng 4.0 thành lợi ích cho con người".
"Các quốc gia Asean phần lớn đều phụ thuộc vào lao động kỹ năng thấp để thu hút đầu tư nước ngoài nhưng giờ là lúc phải thay đổi, sẵn sàng với các kỹ năng mới. Hệ thống giáo dục của các quốc gia là vô cùng quan trọng trong việc đối mặt với các thách thức thời đại".
"Giáo dục không được nhắc đến nhiều tại diễn đàn lần này nhưng chúng ta cần phải chuyển đổi kỹ năng thực tế thay vì các thứ hàn lâm. Ở Myanmar, nơi cần lấp đầy khoảng cách với các quốc gia phát triển chúng tôi phải tập trung vào khía cạnh thực tế của giáo dục. Từ 50 -75% triển khai các công nghệ mới bị thất bại vì bỏ qua yếu tố con người".
"Ở Myanmar chúng tôi có sức mạnh của sự sáng tạo của thanh niên. Hệ thống giáo dục trong vài thập kỷ vừa qua k đủ mạnh nhưng chúng tôi nhận thức đc rằng tiềm năng của thanh niên là rất mạnh mẽ. Mặc dù được đầu tư ít nhưng năng lực nghiên cứu của thanh niên Myanmar rất đáng ngạc nhiên và hi vọng rằng trong vài năm tới chúng tôi sẽ có thể khẳng định với thế giới bằng những ví dụ cụ thể", bà nói.
Bài phát biểu của bà Suu Kyi khép lại bằng khẳng định: "Cách mạng 4.0 không phải là điều gì đó chúng ta đang mơ về mà chúng ta đã có kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng trước. Tôi tự hỏi không biết đã có ai nghiên cứu về việc các cuộc cách mạng này có đóng góp gì vào kho tàng trí thức của con người, có giúp IQ của con người tăng lên hay không. Mục tiêu của cuộc cách mạng này là gì? Và chúng ta có thể làm gì để tạo ra chất xúc tác mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người? Đó là điều mà chúng ta cần thảo luận với nhau".
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018: Tinh thần doanh nghiệp và cách mạng 4.0
Xem tất cả >>- "Cuộc chiến vô cực" của Tổng thống Widodo và những câu chuyện lan tỏa hậu trường WEF ASEAN 2018
- Bộ trưởng trẻ nhất Malaysia, nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và những giấc mơ bỏ ngỏ cho người trẻ
- 4 câu chuyện nổi bật của WEF ASEAN 2018 - sự kiện mang tầm khu vực thành công nhất lịch sử 27 năm WEF
- Lời giải cho bài toán “trọng nam khinh nữ” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Trong CMCN 4.0 nếu không tận dụng được cơ hội sẽ bị bỏ lại phía sau