MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Business Times: Lĩnh vực nào Việt Nam là đại diện của Đông Nam Á lọt top triển vọng trên thế giới?

Business Times: Lĩnh vực nào Việt Nam là đại diện của Đông Nam Á lọt top triển vọng trên thế giới?

Tại các nước Đông Nam Á, vấn đề năng lượng xanh toàn cầu đang dần trở lên phổ biến trong những năm gần đây. Theo đó, mới đây Việt Nam là một trong ba nước của ASEAN lọt vào danh sách các thị trường năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới.

Cả Philippines và Việt Nam đã vươn lên nằm trong top 40 thị trường dẫn đầu về Chỉ số hấp dẫn quốc gia năng lượng tái tạo (RECAI) của EY nửa đầu năm. Đây là chỉ số xếp hạng các cơ hội đầu tư và đưa vào khai thác lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đây cũng là lần đầu tiên Indonesia lọt vào top 40 của bảng xếp hạng.

Ông Gilles Pascual, lãnh đạo của tập đoàn EY về mảng năng lượng và tiện ích ở khu vực ASEAN, cho biết trong một tuyên bố vào ngày 19/10: "Năng lượng tái tạo có thể được đưa vào khai thác nhanh chóng, và cung cấp điện một cách cạnh tranh với mức giá không đổi.”

"Điều này rất quan trọng đối với các thị trường trong khối ASEAN để đưa ra các giải pháp thị trường nhằm cung cấp nguồn điện "xanh" hơn. Từ đó, việc này có thể hấp dẫn nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn có nhu cầu sử dụng nguồn cung năng lượng sạch".

Trong danh sách cập nhật lần này, Philippines đứng đầu trong các nước Đông Nam Á và xếp thứ 27 trên thế giới, tăng 4 hạng từ trước đó. Theo đó, mục tiêu của Philippines là đạt 35% năng lượng tái tạo vào năm 2020, cũng như kế hoạch điện gió ngoài biển do Ủy ban Năng lượng Tái tạo Quốc gia đưa ra.

Đáng chú ý, Việt Nam cũng tăng 5 bậc lên vị trí thứ 29, nhờ điểm số cao về các lĩnh vực thủy điện, điện gió và điện mặt trời.

Tiếp đó, Indonesia đứng ở vị trí thứ 39, tăng so với vị trí thứ 46 trước đó. EY chỉ ra mục tiêu của Indonesia trong thời gian tới là "tập trung vào năng lượng tái tạo và phát triển chính sách tích cực để giảm bớt các nhà máy điện than và diesel".

Theo đó, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 48% trong tổng số 41 gigawatt (GW) các nguồn năng lượng mới mà Chính phủ Indonesia có kế hoạch đưa vào sử dụng trong thập kỷ tới.

Ông Pascual cũng lưu ý, mục tiêu của khu vực để tăng công suất của năng lượng tái tạo thêm ít nhất 40 GW vào năm 2030, có thể được sửa đổi tăng lên sau Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc vào cuối tháng này. Nguyên nhân là các nước được kỳ vọng sẽ đưa ra các chiến lược khí hậu quốc gia đầy triển vọng và cam kết giảm thiểu khí thải nhà kính.

Ngoài ra, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn giữ vị trí top đầu về chỉ số RECAI của EY. Sắp tới, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dự kiến ​​sẽ công bố các sáng kiến ​​mới cho ngành năng lượng tái tạo. Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục đưa ra các quy định pháp lý và đầu tư thuận lợi trong thời gian tới.

Đặng Sơn

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên