MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Business Times: Việt Nam và các nước thành viên ASEAN cần làm gì để cải thiện khâu logistics ngành năng lượng?

Business Times: Việt Nam và các nước thành viên ASEAN cần làm gì để cải thiện khâu logistics ngành năng lượng?

Là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, với quy mô GDP hơn 3 nghìn tỷ USD, ASEAN hiện đang đứng trước "ngã ba" về ngành năng lượng trong tương lai. Trước giai đoạn đại dịch Covid-19, dự báo nhu cầu năng lượng trong khu vực sẽ tăng 50% so với một thập kỷ trước, do nền kinh tế nhanh chóng mở rộng cũng như dân số tăng nhanh.

Năng lượng chính là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế ASEAN hậu Covid-19

Đáng chú ý, ASEAN là khu vực được đánh giá cao về công cuộc chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, trong giai đoạn phục hồi, vấn đề về giá cả, tính an toàn và bền vững của ngành năng lượng chính là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế khu vực này.

Với việc giảm chi phí sản xuất năng lượng tái tạo thông qua các phương pháp như quang điện mặt trời (PV), ASEAN đã phần nào đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng trong khu vực một cách hiệu quả và bền vững.

Các quốc gia thành viên hiện đang dần mở rộng quy mô sử dụng năng lượng mặt trời, điển hình như đặt mục tiêu đến năm 2025, khoảng 23% năng lượng chính từ các nguồn năng lượng bền vững. Tại các quốc gia như Singapore, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp khuyến khích triển khai năng lượng mặt trời lên gấp 5 lần vào năm 2030.

Bên cạnh việc đẩy nhanh việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo, việc mở rộng quy mô cũng là yếu tố quan trọng trong khâu vận chuyển và hậu cần các vật liệu tái tạo như tấm PV. Như vậy, mỗi thành viên ASEAN cần phải hợp tác nhằm mở rộng khả năng tiếp cận thị trường năng lượng.

Hợp tác để giải quyết những thách thức chung: vị trí địa lý, kỹ thuật...

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kỹ thuật là những thách thức lớn nhất mà các nhà phát triển dự án năng lượng tái tạo trong khu vực phải đối mặt. Cụ thể, đối với Indonesia và Philippines, do vị trí địa lý với nhiều quần đảo đã dẫn đến những khó khăn trong cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời tổng thể.

Khi ASEAN tập trung đạt được các mục tiêu trong lĩnh vực năng lượng, doanh nghiệp sẽ cần vận chuyển các tấm pin và vật liệu năng lượng mặt trời có giá trị cao và quá khổ qua khu vực với tốc độ nhanh hơn hiện tại. Do đó, các quốc gia cần hợp tác phát triển các tuyến đường giao hàng thuận lợi hơn, từ đó tiết kiệm chi phí vật liệu.

Chính phủ các nước cũng có thể đưa ra các chính sách thuận lợi nhằm hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn. Điển hình như Việt Nam và Malaysia đã đưa ra nhiều kế hoạch và biểu thuế khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng liên quan. Những sáng kiến như vậy có thể giúp thúc đẩy sản xuất năng lượng mặt trời đáng kể.

Business Times: Việt Nam và các nước thành viên ASEAN cần làm gì để cải thiện khâu logistics ngành năng lượng? - Ảnh 1.

Trong bối cảnh hiện tại, các nước thành viên sẽ phải đóng góp gấp đôi

Do sự điều chỉnh thường xuyên của thuế quan toàn cầu, cũng như hạn chế thương mại đối với năng lượng tái tạo, ngành năng lượng mặt trời thường phải đối mặt với nhu cầu dao động, dẫn đến điều chỉnh công suất nhà máy năng lượng mặt trời và lượng thu mua nguyên liệu. Đối với các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn, mỗi bước trong vận chuyển các lô hàng phải được lên kế hoạch theo ngân sách và thời hạn để đảm bảo rằng các thiết bị hạng nặng đến công trường một cách an toàn.

Quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể hỗ trợ giải quyết các thách thức trên. Quản lý rủi ro gồm: lựa chọn mạng lưới các nhà cung cấp tấm pin mặt trời và đối tác bên thứ ba phù hợp - bao gồm làm việc với các chuyên gia hậu cần, những người hiểu rõ các yêu cầu liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm công nghệ cao như tấm pin mặt trời.

Thật vậy, việc vận chuyển các tấm pin ngày càng trở nên phức tạp - với các tấm PV mỏng dễ có nguy cơ bị hư hỏng cơ học, trầy xước hoặc đơn giản là không hoạt động trong quá trình vận chuyển.

Với sự gián đoạn chuỗi cung ứng hiện tại ảnh hưởng đến việc cung cấp pin mặt trời và mô-đun từ Trung Quốc, cùng những bất ổn kinh tế khác do đại dịch gây ra, các công ty có thể gặp khó khăn trong việc hoàn thành các dự án năng lượng mặt trời trước thời hạn ấn định.

Bằng cách áp dụng công nghệ chuỗi cung ứng với phân tích dữ liệu thời gian thực của các tuyến thương mại toàn cầu và khu vực, với nền tảng cho giải pháp kiểm soát hàng tồn kho và tối ưu hóa tuyến đường, các công ty có thể đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh hơn, đồng thời vẫn duy trì tính linh hoạt cho các lô hàng của họ.

ASEAN từ lâu đã được đánh giá là hình mẫu cho quan hệ đối tác khu vực. Như vậy, trong bối cảnh hiện tại, các nước thành viên sẽ phải đóng góp gấp đôi, thông qua cả các sáng kiến, quy định và quan hệ đối tác công tư.

Bằng cách hợp tác để tận dụng công nghệ và giảm thiểu các rủi ro trong suốt chuỗi cung ứng, khu vực sẽ có thể thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực năng lượng mặt trời tái tạo mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Hà Trần/ Theo Business Times

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên