Buýt đường sông ở Sài Gòn "cháy" vé sau 10 ngày miễn phí, người dân chờ 2 tiếng mới được lên tàu
Không chỉ trong thành phố, nhiều người ở các tỉnh xa cũng hào hứng với buýt đường sông nhưng gặp phải tình trạng hết vé. Nhiều người mua được vé chuyến sau thì cũng phải chờ đợi 2 tiếng mới được lên tàu.
- 20-11-2017Cận cảnh bến buýt đường sông hiện đại như ở nước ngoài nằm ngay trung tâm Sài Gòn
- 12-11-2017Đề xuất cho 10 xe điện kết nối buýt đường sông mỗi ngày
- 28-10-2017Tuyến buýt đường sông ở Sài Gòn chính thức đón khách vào đầu tháng 11
- 21-08-2017Cận cảnh tuyến buýt đường sông với nội thất hiện đại lần đầu tiên chạy thử nghiệm ở Sài Gòn
Đi bằng buýt đường sông, về phải đi... đường bộ
Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt đường sông số 1 Bạch Đằng - Linh Đồng) cho biết từ ngày mở bán vé thì thời gian chạy tàu cũng thay đổi ở một số bến. Sự thay đổi này được đưa ra sau khi nắm bắt khung giờ đi buýt đường sông thích hợp của người dân trong 10 ngày miễn phí.
Theo đó, ở bến Bạch Đằng, tàu chạy các khung giờ là 8h30, 9h30, 11h30, 14h30, 15h30 và 17h30; còn tại bến Linh Đông (quận Thủ Đức) là xuất phát lúc 7h, 8h, 10h, 13h, 14h và 16h.
Dù trời đã tối nhưng nhiều hành khách vẫn thích thú chụp ảnh cùng tàu buýt đường sông đầu tiên của Sài Gòn.
Trong những ngày đầu chính thức mở bán vé 15.000 đồng/người/lượt, hàng chục người đã đổ về bến Bạch Đằng (quận 1) mua vé đi tuyến buýt đường sông, dẫn đến tình trạng "cháy" vé.
Clip: Người Sài Gòn trải nghiệm buýt đường sông về đêm - Thực hiện: Tứ Quý.
Mặc dù giá vé 15.000 đồng cho mỗi cự ly ngắn hoặc dài nhưng người Sài Gòn vẫn rất háo hức.
Mỗi vé đều được xe ở góc để mỗi khi lên tàu.
Có sự thay đổi về khung giờ chạy tàu khiến người dân bỡ ngỡ đôi chút nhưng họ vẫn rất hào hứng với loại hình giao thông mới ở Sài Gòn. Tuy nhiên, điều bất cập khiến người dân hơi khó chịu vì thời gian xuất phát giữa các tuyến cách nhau quá dài, từ 1 - 2 tiếng mới được đi tàu. Chính vì thế, rất nhiều người đã mua vé sớm nhưng phải chờ chuyến sau, dẫn đến mệt mỏi.
"Tôi tranh thủ từ miền Tây lên đây chơi rồi ghé qua đi trải nghiệm nhưng lên đây thì nhân viên nói hết vé, phải mua vé chuyến sau. Sau đó tôi mua đi chuyến tiếp theo nhưng thời gian giữa hai chuyến lâu quá, chờ 2 tiếng mới đi được tàu", cô Hai (Đồng Tháp) chia sẻ.
Theo cô Hai, cô đi buýt đường sông đợt này có bất tiện là chỉ mua được vé một chiều, từ trung tâm Sài Gòn ra quận Thủ Đức bằng đường sông nhưng khi về lại bằng buýt đường bộ hoặc đi xe ôm... do hết chuyến!
Nhiều người dân và khách du lịch phải chờ đợi mua vé tuyến buýt đường sông thường xuyên xảy ra cảnh "cháy" vé.
Vé được bán hết nhanh chóng.
Theo nhân viên bán vé, số lượng vé bán tại bến Bạch Đằng (bến chính) mỗi chuyến chỉ 45 vé vì để dành vé bán tại các bến khác.
Về vấn đề khách đi bằng buýt đường sông nhưng về bằng buýt đường bộ hoặc xe ôm, ông Nguyễn Kim Toản cho biết, hiện các bến Bạch Đằng (quận 1), Bình An (quận 2), Thanh Đa (quận Bình Thạnh), Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) đã kết nối đầy đủ với hệ thống xe buýt chạy trên địa bàn TP, nên người dân vừa xuống bến tàu sẽ có nhân viên hướng dẫn lộ trình đi lại phù hợp.
"Đây là buýt công cộng chứ không phải như tàu du lịch nên không có đưa đi đón về. Đây là dịch vụ như xe buýt công cộng vì thế người dân nên chọn lộ trình thích hợp để di chuyển. Hiện mỗi ngày chạy 12 chuyến, người dân nào cũng có thể đi được", ông Toản thông tin.
Hành khách thích thú sau khi đi buýt đường sông.
Thú vị khi trải nghiệm buýt đường sông vào ban đêm
Trải nghiệm tuyến buýt về đêm (chuyến cuối cùng) càng thú vị hơn nhiều.
Khách ngồi đuôi tàu để hưởng gió khi du ngoạn trên sông.
Mặc dù chuyến tàu buýt cuối cùng trong ngày nhưng khách khá đông.
Khách nước ngoài vui vẻ trò chuyện với khách Việt khi đi buýt đường sông.
Cậu bé thích thú nhìn qua cửa sổ tàu buýt hướng về những toà nhà cao tầng đẹp lung linh.
Khu chung cư bên bờ sông Sài Gòn đẹp lung linh về đêm.
Dù buýt đường sông còn bất tiện nhưng nhiều người vẫn bỏ 15.000 đồng du ngoạn, ngắm cảnh trên sóng nước.
Hành khách thích thú.
Bến Thanh Đa cũng đang dần hoàn thiện toàn bộ phần nhà chờ.
Trong thời gian tới, chủ đầu tư dự án buýt đường sông cũng đang tính triển khai xe buýt nhỏ, việc này sẽ đề xuất Sở GTVT TP.HCM.
Tàu buýt "5 sao" toả sáng rực rỡ về đêm.
Trí Thức Trẻ