Cà chua kỵ gì?
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, vậy cà chua kỵ gì?
- 15-07-2023Những thói quen giúp đảo ngược quá trình lão hóa, kiên trì sau 2 tháng 'trẻ ra' 2-5 tuổi
- 14-07-2023Sau 30 ngày nhịn ăn, chỉ uống nước, cơ thể con người thay đổi đến mức 1 bộ phận có thể bị phá hủy
- 14-07-2023Người có tuổi thọ ngắn thường có 5 biểu hiện vào buổi sáng
- 12-07-2023Bé trai 10 tuổi suýt tử vong vì 1 sai lầm khi uống nước
Cà chua là nguyên liệu nấu ăn có tần suất sử dụng rất lớn trong các gia đình. Vậy, ăn cà chua thế nào để tốt cho sức khỏe, và cà chua kỵ gì?
Tác dụng của cà chua với sức khỏe
Thành phần dinh dưỡng của cà chua
Theo tư vấn của Bệnh viện Đa khoa Vinmec trên website của đơn vị này, thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất (95%) trong cà chua là nước, 5% còn lại chủ yếu bao gồm carbohydrate và chất xơ. Trong 100 gam cà chua sống có: 18 kcal, 0,9 gam đạm, 3,9 gam carb, 2,6 gam đường, 1,2 gam chất xơ, 0,2 gam chất béo...
Đường đơn, chẳng hạn như glucose và fructose, chiếm gần 70% hàm lượng carb trong cà chua.
Có khoảng 1,5 gam chất xơ trong mỗi quả cà chua cỡ trung bình. 87% lượng chất xơ trong cà chua là chất xơ không hòa tan, ở dạng hemicellulose, cellulose và lignin.
Cà chua là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào. Một quả cà chua cỡ trung bình có thể cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C chiếm 28% lượng tiêu thụ hàng ngày. Cà chua còn giàu kali, khoáng chất thiết yếu, có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim. Vitamin K1 hay phylloquinone trong cà chua có vai trò rất quan trọng đối với quá trình đông máu và sức khỏe của xương.
Loại quả này còn nhiều folate (vitamin B9), chất cần cho sự phát triển bình thường của mô và chức năng tế bào, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Tác dụng của cà chua
Sử dụng cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua giúp cải thiện sức khỏe làn da và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Sức khỏe tim mạch
Bệnh tim bao gồm đau tim và đột quỵ, là những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên thế giới.
Một nghiên cứu ở nam giới tuổi trung niên đã tìm thấy mối liên hệ giữa mức thấp lycopene và beta-carotene trong máu với việc tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc bổ sung lycopene (chất có nhiều trong cà chua) làm giảm cholesterol LDL.
Các nghiên cứu lâm sàng về cà chua còn chỉ ra lợi ích chống lại chứng viêm và các dấu hiệu của stress, oxy hóa. Ngoài ra, các chất trong cà chua cũng có tác dụng bảo vệ lớp bên trong của mạch máu và làm giảm nguy cơ đông máu.
Ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu đã ghi nhận mối liên hệ giữa cà chua hay các sản phẩm từ cà chua và việc giảm tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.
Mặc dù hàm lượng lycopen cao được cho là có tác dụng với các bệnh ung thư, nhưng cần có nghiên cứu sâu hơn ở con người để xác nhận nguyên nhân của những lợi ích này.
Nghiên cứu tiến hành ở phụ nữ cho thấy nồng độ cao của carotenoid (chất được tìm thấy với số lượng lớn trong cà chua) có thể bảo vệ chống lại ung thư vú.
Tốt cho sức khỏe làn da
Thực phẩm từ cà chua giàu lycopene và các hợp chất thực vật khác có thể bảo vệ da chống cháy nắng. Theo một nghiên cứu, những người ăn 40 gam bột cà chua (cung cấp 16 mg lycopene) với dầu ô liu mỗi ngày trong 10 tuần sẽ ít bị cháy nắng hơn 40%.
Cà chua kỵ gì?
Bài viết trên báo Lao động chỉ ra những thực phẩm tuyệt đối không kết hợp cùng cà chua:
Khoai lang : Việc ăn cà chua cùng với khoai lang sẽ làm hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Cà rốt: Cà rốt chứa enzym phân giải vitamin C trong cà chua. Ngoài ra việc dùng chung hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng có trong chúng.
Gan lợn: Trong gan lợn có nhiều nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm, có thể xảy ra phản ứng không tốt với vitamin C trong cà chua, làm giàm giá trị dinh dưỡng của cả hai.
Rượu: Cà chua dùng cùng lúc với rượu có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.
Khoai tây: Tương tự khoai lang, việc dùng cà chua với khoai tây cũng sẽ gây khó tiêu, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Dưa chuột: Dưa chuột chứa enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua chứa một lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa chuột.
Đã biết cà chua kỵ gì, bạn nên tránh kết hợp những thực phẩm trên với cà chua nhé.
VTC News