Cả làng đi trồng "quốc bảo", nhổ 2kg củ đem bán thu về nửa tỷ đồng
Là vùng sâu, vùng xa, người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số nhưng đến nay, khu vực này đã xuất hiện nhiều tỷ phú chân đất.
- 10-02-2024Thay thế Trung Quốc, một mặt hàng Việt Nam vụt sáng thành 'ngôi sao' xuất khẩu - Hàng loạt cường quốc công nghiệp ô tô Mỹ, Nhật Bản đua nhau săn đón
- 08-02-2024Đây là kho báu trời ban cho Việt Nam được Thái Lan tích cực đổ tiền mua: giá rẻ bèo, xuất khẩu tăng gần 400% trong năm 2023
- 06-02-2024Giá rẻ bất ngờ, một mặt hàng từ Malaysia ồ ạt tràn vào Việt Nam, nhập khẩu tăng đột biến 3 chữ số trong năm 2023
Cả làng trồng "quốc bảo"
Sâm Ngọc Linh là loài sâm đặc biệt quý hiếm. Tại Việt Nam, loại cây trồng này chỉ có trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Trong đó, Kon Tum là địa phương được Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 nhận định có tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc nuôi trồng, phát triển sâm Việt Nam.
Tại Kon Tum, sâm Ngọc Linh được trồng chủ yếu ở huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei. Riêng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông hiện nay có hơn đã phát triển được 2384ha sâm Ngọc Linh; trong đó, diện tích sâm Ngọc Linh trong doanh nghiệp là 2.316,79ha và trong dân là 67,17ha.
Tu Mơ Rông là huyện miền núi và vùng cao, nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum. Theo thông tin trên trang thông tin điện tử xã Tu Mơ Rông - Huyện Tu Mơ Rông, diện tích tự nhiên của huyện khoảng 5.638,82 ha, trong đó, đất nông nghiệp: 5.301,06 ha, đất phi nông nghiệp 98,32ha, đất chưa sử dụng 238,94 ha.
Huyện Tu Mơ Rông có 11 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 11 xã: Đăk Hà (huyện lỵ), Đăk Na, Đăk Rơ Ông, Đăk Sao, Đăk Tờ Kan, Măng Ry, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Tê Xăng, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi.
Diện tích sâm Ngọc Linh của bà con của huyện trồng tập trung ở các cánh rừng xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây, Đăk Na... Ở huyện Tu Mơ Rông, có một ngôi làng mà 100% người dân đều trồng loại của "quốc bảo" này. Đó là người Xơ Đăng ở làng Lộc Bông, xã Ngọc Lây. Làng Lộc Bông nằm cách trung tâm xã Ngọc Lây khoảng 6,5km. Đây là khu vực nằm sát dưới chân núi Ngọc Linh, có điều kiện thuận lợi để phát triển Sâm Ngọc Linh.
Theo thông tin từ Báo Kon Tum, ông Nguyễn Anh Vũ - Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lây cho biết, người dân làng Lộc Bông trồng khoảng 8ha Sâm Ngọc Linh (tương đương khoảng 80.000 cây), chiếm hơn 60% diện tích sâm Ngọc Linh trồng trong dân trên địa bàn xã. Mỗi gia đình trong số 82 hộ ở làng Lộc Bông đều canh tác sâm Ngọc Linh; trong đó, gia đình trồng ít nhất cũng có chừng vài chục cây, còn gia đình trồng nhiều nhất có thể có đến hàng nghìn cây.
Sâm Ngọc Linh được trồng dưới tán rừng, nơi có độ cao từ 1.500m trở lên so với mực nước biển. Sâm Ngọc Linh được nuôi trồng hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón trong suốt quá trình lớn lên của nó; và để cây đạt được hàm lượng dinh dưỡng tối đa, cần có thời gian từ 8 đến 10 năm trước khi thu hoạch.
Trồng Sâm Ngọc Linh, người dân có tiền cho con ăn học, xây nhà khang trang
Sâm Ngọc Linh là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Các hộ dân tại làng Lộc Bông nhờ trồng Sâm Ngọc Linh mà có thu nhập ổn định, đời sống vật chất được tăng cao.
Anh A Ghôi (45 tuổi) cho hay, gia đình anh bên cạnh việc trồng sâm thì còn tiến hành ươm giống, mở rộng diện tích. Đến nay, gia đình anh đã phát triển được gần 4.000 cây Sâm Ngọc Linh. "Từ tiền bán sâm củ và sâm giống mỗi năm cũng cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Mức thu nhập đó đã giúp cho gia đình mình xây dựng nhà cửa khang trang, lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn", anh chia sẻ trên tờ Báo Kon Tum.
Trường hợp gia đình anh A Ghôi không phải là hiếm có tại ngôi làng này. Gia đình anh A Tai cũng có thu nhập lên đến 250 triệu đồng từ sâm Ngọc Linh. Hiện anh A Tai có đến 1.000 gốc Sâm Ngọc Linh, trong đó có nhiều gốc lên đến 10 năm tuổi.
Ông A Hơn chia sẻ, khi ông vừa có ý bán 2kg sâm Ngọc Linh để xây dựng ngôi nhà mới là có người tìm đến mua với giá 500 triệu đồng, lại còn dặn dò khi nào ở làng có nhu cầu bán sâm Ngọc Linh chỉ cần thông tin họ sẵn sàng có mặt.
Nhờ trồng cây "quốc bảo" này, cả làng Lộc Bông không còn nhà tạm, tất cả đều là nhà kiên cố, nhà sàn ổn định. Theo thống kê, thu nhập bình quân đầu người của làng Lộc Bông hiện nay đạt 32 triệu đồng/năm. Nhiều hộ đã trở thành hộ khá với thu nhập bình quân từ 200 - 300 triệu đồng/năm.
Huyện Tu Mơ Rông là thủ phủ của Sâm Ngọc Linh. Cây sâm là loại cây trồng ưa ẩm, cần độ ẩm để sinh trưởng nhưng không chịu được úng. Khu vực Tây Nguyên mùa khô rơi vào tháng 11 - 4 . Trong thời gian này, không có mưa nên đất đai bị khô hạn, cây trồng bị thiếu nước.
Để đảm bảo độ ẩm cho cây sâm phát triển, bà con trồng sâm Ngọc Linh phải tiến hành tưới nước mỗi tuần từ 1 - 2 lần để vừa tạo độ ẩm, vừa giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Một nguyên tắc luôn áp dụng khi chống hạn cho cây sâm là trước khi tưới, người dân sẽ kiểm tra kỹ độ ẩm của đất. Khi tưới, cần tưới nhẹ, tưới phun sương để tránh làm gãy thân, trôi gốc cây sâm.
Đời sống & Pháp luật