Giá rẻ bất ngờ, một mặt hàng từ Malaysia ồ ạt tràn vào Việt Nam, nhập khẩu tăng đột biến 3 chữ số trong năm 2023
Giá nhập khẩu mặt hàng này sang Việt Nam đã giảm gần 21% so với cùng kỳ năm trước.
- 05-02-2024Lại thêm đồ uống độc lạ gây bão mạng Trung Quốc: cà phê nhưng rắc đầy ớt, bán 300 cốc/ngày - Liệu Việt Nam có đu trend?
- 05-02-2024Quốc gia châu Phi có diện tích gấp 3 lần Việt Nam chuẩn bị trở thành nơi đầu tiên trên thế giới cấm ô tô chạy động cơ đốt trong
- 05-02-2024Là trùm xuất khẩu toàn cầu, Việt Nam vẫn ồ ạt nhập loại hạt này từ châu Phi: Mỹ, Trung Quốc đặc biệt yêu thích, có tác dụng chống ung thư và tiểu đường
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2023, Việt Nam nhập khẩu 222.517 tấn khí đốt hóa lỏng (LPG), tương đương hơn 151,2 triệu USD, tăng 25,3% về lượng và tăng 25% về trị giá so với tháng trước đó.
Tính chung trong 12 tháng năm 2023, Việt Nam đã chi hơn 1,55 tỷ USD để nhập khẩu trên 2,5 triệu tấn khí đốt hóa lỏng từ các thị trường, tăng 27,9% về lượng và tăng 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu trung bình trong 12 tháng đầu năm đạt 618,6 USD/tấn, giảm gần 21% so với cùng kỳ năm trước.
Về xuất xứ các mặt hàng khí đốt nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Ả Rập Xê Út, Co oét, Trung Quốc... Trong đó, một thị trường tại Đông Nam Á bất ngờ xuất khẩu lượng LPG lớn vào Việt Nam trong tháng 12, mức tăng trưởng cao nhất trong tất cả các thị trường.
Cụ thể, trong tháng 12, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Malaysia 14.062 tấn LPG, kim ngạch đạt 9,8 triệu USD, tăng đột biến 182% về lượng và tăng 200% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng tăng cao nhất kể từ đầu năm.
Lũy kế 12 tháng, Việt Nam chi hơn 111,3 triệu USD để nhập khẩu 175.353 tấn LPG từ quốc gia này, tăng tới 130% về lượng và tăng 82% về giá trị, chiếm tỷ trọng 6,9% về lượng và 7,2% về kim ngạch nhập khẩu. Giá nhập khẩu bình quân từ quốc gia này hiện chỉ khoảng 643 USD/tấn, giảm gần 21% so với cùng kỳ năm 2022.
Hiện nay, LPG ở Việt Nam chủ yếu được chiết nạp vào bình chứa phục vụ cho nhu cầu dân sinh như sưởi ấm, nấu ăn, công nghiệp, sử dụng trong xe cộ, chất làm lạnh..., các ứng dụng khác từ sản phẩm LPG hiện còn thấp như sử dụng trong công nghệ hóa dầu.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Do đó, giá bán lẻ gas trong nước bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới.
Giá gas trong nước đã điều chỉnh tăng 2 lần liên tiếp kể từ đầu năm 2024. Cụ thể, giá bán lẻ gas bình Petrolimex tại Hà Nội tháng 2/2024 (đã bao gồm VAT) là 458.100 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.832.200 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt tăng 5.340 đồng/bình 12 kg và 21.160 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT) so với giá gas tháng 1.
Các doanh nghiệp kinh doanh gas phía Nam cho hay, các hãng gas sẽ tăng giá với loại bình gas 12kg với mức tăng trên 60.000 đồng/bình. Tương đương giá gas sẽ tăng khoảng 5.000 đồng/kg.
Tại Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương (Gas Pacific Petro) từ ngày 1/2 giá, giá gas tại công ty này sẽ tăng thêm 417 đồng/kg (đã bao gồm VAT).
Theo đó, bình 6kg tăng thêm 2.500 đồng/bình, bình 12kg tăng thêm 5.000 đồng/bình, bình 45kg tăng thêm 19.000 đồng/bình, bình 50kg tăng thêm 21.000 đồng/bình. Giá bình gas 6kg đến tay người tiêu dùng không vượt quá 269.000 đồng/bình, bình 12kg là 479.000 đồng/bình, bình 45kg là 1.796.500 đồng/bình…
Trước đó, giá gas bán lẻ trong nước tháng 1/2024 tăng với mức tăng 6.000 đồng/bình 12kg, 22.500 đồng/bình 45 kg và 25.000 đồng/bình 50 kg.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, thị trường khí đốt tự nhiên của thế giới dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại vào năm 2024, chủ yếu được thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp và năng lượng ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh ở châu Á và các nước giàu tài nguyên khí đốt ở châu Phi và khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và sự hạn chế vận chuyển qua biển Đỏ gia tăng có thể khiến giá gas thế giới có thể biến động mạnh trong các khoảng thời gian ngắn khi nguồn cung bị gián đoạn.
Nhịp sống thị trường