Là trùm xuất khẩu toàn cầu, Việt Nam vẫn ồ ạt nhập loại hạt này từ châu Phi: Mỹ, Trung Quốc đặc biệt yêu thích, có tác dụng chống ung thư và tiểu đường
Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu loại nông sản này, nhưng vẫn phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu.
- 04-02-2024Xe điện Trung Quốc bùng nổ khiến giá một mặt hàng vọt lên cao nhất gần 3 năm: là báu vật Việt Nam không thiếu, cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu
- 02-02-2024Việt Nam sở hữu một 'đặc sản' mà Trung Quốc cực kỳ muốn tìm cách hồi sinh: từ Mỹ đến Âu Á cực ưa chuộng, trăm triệu USD thu về tay
- 01-02-2024Trung Quốc tiêu thụ chậm, Nhật Bản lại liên tục đổ tiền mua mặt hàng này của Việt Nam: xuất khẩu tăng nóng hơn 500%, là 'thần thực' hạ huyết áp, mỡ máu
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 12/2023, nhập khẩu hạt điều của Việt Nam đạt gần 112 nghìn tấn, tương đương 123,1 triệu USD, giảm 21,5% về lượng và giảm 16,7% về kim ngạch so với tháng 11/2023.
Tính chung 12 tháng năm 2023, nhập khẩu hạt điều của Việt Nam đạt hơn 2,76 triệu tấn, trị giá gần 3,2 tỷ USD, tăng 46,2% về lượng và tăng 19,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 1.153 USD/tấn, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét về thị trường, nước ta nhập khẩu lượng lớn hạt điều từ các thị trường như Campuchia, Bờ Biển Ngà, Ghana,... Trong đó, nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà ghi nhận tăng mạnh nhất trong năm 2023.
Cụ thể, tháng 12/2023, nhập khẩu hạt điều từ quốc gia châu Phi đạt gần 50 nghìn tấn, tương đương 51 triệu USD, tăng 112% về lượng và tăng 100% về trị giá so với tháng 11/2022. Tính chung cả năm 2023, nhập khẩu loại nông sản này từ Bờ Biển Ngà đạt gần 900 nghìn tấn, trị giá gần 970 triệu USD, tăng 87% về lượng và tăng 58% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Giá nhập khẩu bình quân 12 tháng đạt 1.078 USD/tấn, giảm mạnh 15,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Quốc gia châu Phi này là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023 với sản lượng chiếm 32,5% về lượng và 30,4% về kim ngạch trong cơ cấu nhập khẩu hạt điều của Việt Nam.
Campuchia là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam trong năm 2023, chiếm tỷ trọng 22,2% về lượng và 26,2% về kim ngạch. Đứng thứ 3 là Nigieria, nước này cung cấp cho Việt Nam 267 nghìn tấn hạt điều, tương đương hơn 277 triệu USD trong năm 2023.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là nhà xuất khẩu điều đứng đầu thế giới. Năm 2023, xuất khẩu hạt điều về đích với 644 nghìn tấn, tương ứng 3,6 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 18% về kim ngạch so với năm 2022. Với kết quả này, ngành điều đã vượt 18% kế hoạch 3,05 tỷ USD, đây cũng là kết quả cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Hiện nay, diện tích trồng điều của Việt Nam chỉ khoảng 300.000 ha, cung cấp khoảng 30% nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp, vì thế các nhà máy, doanh nghiệp phải vẫn phải nhập khẩu hạt điều một lượng lớn từ các nước về chế biến.
Bình Phước là tỉnh có diện tích trồng điều lớn, chiếm gần 50% diện tích cả nước nên được xem là thủ phủ điều của Việt Nam. Cây điều chiếm hơn 30% tổng diện tích cây lâu năm và trên 33% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Diện tích trồng của tỉnh đạt trên 150.000 ha, tập trung chủ yếu tại vùng chuyên canh lớn thuộc các huyện: Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Đồng Phú. Sản lượng ước tính gần 200.000 tấn, đáp ứng nhu cầu chế biến với công suất từ 20 - 30%, còn lại chủ yếu là nhập khẩu.
Hạt điều cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt. Hạt điều có chứa nhiều chất béo không bão hòa, protein, vitamin và khoáng chất. Loại hạt này giúp giảm cholesterol LDL, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tiểu đường...
Nhịp sống thị trường