Cà phê bẩn vỉa hè: Chi phí chỉ 1.000 đồng, giá bán gấp 30 lần
Năm 2015, người Việt tiêu thụ gần 17 tỷ ly cà phê, 50% trong đó không phải là hàng nguyên chất, nhưng mang lại lợi nhuận kếch sù cho các cửa hàng.
- 23-07-2016Vì sao cà phê bẩn vẫn tồn tại?
- 22-07-2016Nghịch lý người tiêu dùng Việt "chấp nhận" cà phê bẩn
- 19-12-2015Cà phê “bẩn” - nguyên nhân khiến ung thư gia tăng
Chia sẻ trong Diễn đàn kết nối doanh nghiệp – người tiêu dùng "Đón sóng thực phẩm sạch", ông Nguyễn Đình Toàn đưa ra báo cáo cho biết người Việt tiêu thụ mỗi năm khoảng 1,7 tỷ ly cà phê. Đây là thị trường được chia sẻ giữa nhiều doanh nghiệp cà phê lớn cũng như các nhà sản xuất nhỏ lẻ, bán tại cửa hàng, quán cà phê, vỉa hè, take away…
Trung bình với 1 kg cà phê nguyên chất có giá khoảng 120.000 đồng – 150.000 đồng, người bán không thể có lãi nếu bán với giá chỉ 30.000 đồng một ly. Tuy nhiên, phần lớn cà phê tại Việt Nam đang bán với giá chỉ 10.000 – 13.000 đồng, với nguồn gốc từ hương liệu và giá thành chỉ 1.000 đồng/ly.
"Bằng hoá chất, hương liệu cà phê, giá 150.000 đồng một bình 5 lít, nhà sản xuất chỉ chịu chi phí 1.000 – 1.300 đồng một ly, nhưng có thể bán với giá 10.000 đồng đến 30.000 đồng một ly. Tức là lợi nhuận biên lên tới 10-20 lần", báo cáo này cho biết.
Điều này tạo nên một nghịch lý rằng người Việt đang tiêu thụ cà phê độn, cà phê bẩn không đủ chất lượng nhưng mang lại lợi nhuận lớn cho nhà sản xuất. Đồng thời, Việt Nam dù là một trong những cường quốc sản xuất và xuất khẩu cà phê hạt, nhưng người dân lại không làm giàu được trên hạt cà phê.
"Mỗi kg cà phê người dân thường bán với giá cao nhất khoảng 2 USD, thậm chí có lúc giá xuống chỉ còn 30.000 đồng. Nhưng tại Mỹ, giá mỗi kg cà phê hạt là 20 USD.
Hiện tại, nhiều thương hiệu cà phê nước ngoài dùng nguyên liệu giá 2 USD từ Việt Nam, qua chu trình sản xuất và đóng dấu thương hiệu lại được bán với giá 4 USD một ly, tức khoảng 200 USD mỗi kg. Đó là điều rất đau lòng", ông Toàn chia sẻ.
Trí thức trẻ/Sohanews