Cà phê "biến thành vàng" vì cú sốc nguồn cung từ Brazil
Hôm qua (23/7), giá cà phê arabica Brazil chạm mức cao nhất 6 năm sau khi tăng 17% trong tuần.
- 15-07-2021Các doanh nghiệp 'tuyệt vọng' trong cuộc khủng hoảng chip toàn cầu: Mù quáng tìm nguồn cung, hàng loạt bị mắc bẫy mua phải hàng nhái
- 02-06-2021Các đại gia chip đang kiếm bộn nhờ nguồn cung khan hiếm
- 08-04-2020Cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nguồn cung thực phẩm do Covid-19
Vận may vừa bỗng chốc ập đến với những nhà đầu tư hàng hóa đang nắm giữ hạt cà phê trong các nhà kho của các sàn giao dịch.
Nguyên nhân là bởi Brazil, nước trồng cà phê arabica hàng đầu thế giới, bị mất mùa do nhiệt độ xuống quá thấp. Đợt băng giá bất ngờ ở Brazil đã gây ra thiệt hại lớn đến mức sản lượng mất đi lớn gấp đôi so với lượng cà phê Arabica đang trữ tại các nhà kho do ICE Futures U.S, sàn giao dịch cà phê tương lai chủ chốt của thế giới.
Điều này nhanh chóng đẩy giá cà phê thế giới lên mức cao kỷ lục. Hôm qua (23/7), giá chạm mức cao nhất 6 năm sau khi tăng 17% trong tuần.
Số bao cà phê trong kho của sàn ICE (triệu bao, đường màu đen) và giá cà phê arabica Brazil (đường màu xanh)
"Sẽ có nhu cầu rất lớn về lượng cà phê đang trữ trong các kho của ICE, những ai sở hữu chúng giống như đang ngồi trên đống vàng vậy", Judy Ganes, chủ tịch hãng tư vấn J. Ganes Consulting nhận xét.
Sau khi đạt sản lượng kỷ lục trong năm ngoái, Brazil bắt đầu tăng giao hàng tới sàn ICE. Tính đến ngày 22/7, có khoảng 2,18 triệu bao hạt cà phê tại các cảng, trong đó phần lớn được giữ tại các nhà kho ở Antwerp. Theo báo cáo Ecom Research, trong mùa thu hoạch tới sản lượng của Brazil có thể sụt giảm từ 4,05 đến 5,2 triệu bao vì mất mùa.
Mặc dù đến hôm nay đà tăng giá đã hạ nhiệt sau khi dự báo thời tiết cho thấy trong tuần tới khả năng xuất hiện băng giá sẽ giảm xuống, vẫn có nguy cơ cao Brazil phải đối mặt với thời tiết băng giá nhiều hơn cho đến giữa tháng 8. Hơn nữa, sau đợt lạnh thì những cây con đã bị phá hủy – điều sẽ gây ra ảnh hưởng kéo dài nhiều năm nữa.
Theo Rabobank International, phải mất khoảng 3 năm để cây cà phê có thể tạo ra sản lượng thương mại. Ngoài ra, Honduras, nơi trồng cà phê hàng đầu ở khu vực Trung Mỹ, cũng đang vật lộn với những thiệt hại do đại dịch Covid-19 và bão gây ra.
Tham khảo Bloomberg