Cà phê, sô cô la thực sự giúp bạn thông minh hơn? Đây là điều khoa học chứng minh
Tất cả chúng ta đều phải công nhận công dụng của cà phê khi gặp một cơn buồn ngủ, hay một thanh sô cô la có thể giúp phấn khởi tinh thần như thế nào. Nhưng chúng có thực sự tác động tích cực đến trí thông minh của chúng ta? Kết quả từ những nghiên cứu chuyên sâu sẽ là tin tốt cho những người "nghiện" 2 món này.
- 18-01-20205 nhóm người nên cẩn trọng khi uống cà phê để tránh gặp rắc rối tới sức khoẻ
- 23-12-20191 ngày nên uống cà phê bao nhiêu, uống nhiều có gây hại?
Những hoạt chất trong cà phê có tác dụng thúc đẩy và bảo vệ não bộ
Cà phê có chứa 6 hoạt chất có ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của chúng ta, bao gồm:
- Caffeine: Trong caffeine có chứa methylxanthine. Chất này sẽ làm gián đoạn các thụ thể adenosin (vốn có chức năng thông báo khi nào ta nên đi ngủ). Sự gián đoạn này đến từ hệ thống thần kinh trung ương. Nhờ thế, chúng ta sẽ có sự tỉnh táo tạm thời, tập trung tốt hơn ngay sau khi uống một tách cà phê.
Sự gián đoạn này cũng cho phép dopamine ở lại trong hệ thống lâu hơn, giúp bạn cảm thấy an tâm và ổn định hơn. Nhưng uống quá nhiều cà phê lại đem đến tác động ngược khi dẫn đến sự khó chịu và hồi hộp.
- Axit chlorogenic: Đây là một hóa chất được tìm thấy trong hạt cà phê xanh hoặc hạt chưa rang (khi đã rang rồi thì chất này hầu như sẽ biến mất). Chúng có tác dụng trong việc giảm sự hấp thụ carbohydrate, làm giảm lượng đường trong máu và sản xuất insulin. Một số nghiên cứu trên chuột cũng chứng minh khả năng giảm hấp thu và lưu trữ chất béo.
- Axit quinic: Axit này được sản xuất khi axit chlorogen bị phá vỡ trong quá trình rang. Nó hỗ trợ trong việc sản xuất tryptophan và nicotinamide trong ruột, rất cần thiết cho việc sửa chữa DNA. Khi trộn lẫn với vi khuẩn đường ruột, nó cũng có thể được chuyển đổi thành một trong những vi khuẩn có lợi.
- Axit caffeic: Axit caffeic là một phần của họ polyphenol. Chúng nổi tiếng với các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
- Quercetin: Hoạt chất này góp phần vào việc hỗ trợ chống oxy hóa, chống ung thư, chống virus và chống viêm của cà phê. Ngoài ra, nó cũng được công nhận với tác dụng ngăn chặn sự thoái hóa lipid từ các gốc tự do, cho phép đông máu, dòng chảy các chất dinh dưỡng qua các thành mạch máu và kích thích sự hình thành khối của ty thể.
- Phenylindane: Hoạt chất này được coi như một chất ức chế kép trên hai loại protein chính có liên quan đến bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson, Amyloid B và Tau.
Dù tách lẻ ra thì các hoạt chất này đều có tác dụng đặc biệt nhưng làm cách nào để chúng phối hợp với nhau thì vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Nhiều mối tương quan đơn lẻ đã được chỉ ra, ví dụ như việc rang cà phê càng lâu thì càng tạo ra nhiều phenylindane. Cho dù cà phê đã bị caffein hay khử caffein thì cũng không ảnh hưởng đến việc ức chế bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson của Phenylindane.
Một nghiên cứu khác liên quan đến các thuộc tính kết hợp của axit caffeic và axit chlorogen đối với trí thông minh và khả năng bảo vệ não của chúng ta đã cho thấy khả năng tăng cường phản ứng chống oxy hóa của các tế bào thần kinh đệm, từ đó hạn chế các triệu chứng như bệnh Parkinson.
Nhìn chung, các hóa chất chiếm ưu thế trong cà phê hoặc các chất liên quan đến caffeine đã cho thấy tăng cường chức năng nhận thức, bảo vệ tế bào thần kinh thông qua phản ứng chống oxy hóa và giảm viêm. Các tế bào thần kinh của chúng ta càng khỏe mạnh thì các kết nối mới càng dễ được tạo ra.
Vậy sô cô la giúp tăng trí thông minh như thế nào?
Sô cô la – cụ thể là sô cô la đen hoặc cacao có tất cả những lợi ích tuyệt vời mà chúng ta có được từ caffeine. Chúng còn có thêm Flavanols (một trong các loại flavonoid ) – một hoạt chất hoạt động như cả chất chống viêm và chất chống oxy hóa.
Các flavonoid có thể vượt qua hàng rào máu não và tự lưu trữ trong các khu vực của não ảnh hưởng đến việc học và trí nhớ, chẳng hạn như đồi hải mã, vỏ não, tiểu não và vân não. Các flavonoid có thể giao tiếp trực tiếp với các tế bào thần kinh và khớp thần kinh trong não, để cả hai cùng biết lúc nào cần tăng cường sản xuất protein để tạo ra các tế bào thần kinh mới hoặc bảo vệ những tế bào đã tồn tại. Chính việc này giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer hay bệnh Parkinson.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng flavonoid có khả năng tăng cường sức khỏe tim mạch và các mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn. Điều này không chỉ cần thiết cho cơ thể mà còn rất quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của não bộ của chúng ta.
Tuy nhiên, một điều cần chú ý là hàm lượng flavonoid được tìm thấy nhiều nhất trong sô cô la đen (và tỷ lệ cacao càng cao thì càng tốt). Sô cô la sữa, sô cô la trắng hoặc các đồ uống có sô cô la có lượng flavonoid thấp hơn nhiều, do đó không đem lại nhiều tác động.
Như vậy, nhìn chung thì cả cà phê và sô cô la đen/cacao đều có tác động đáng kể đến khả năng nhận thức của chúng ta. Chúng đều có chất chống oxy hóa và chất chống viêm, giúp giảm thiệt hại do căng thẳng, tuổi tác và thậm chí là chấn thương. Các hóa chất khác nhau trong cà phê và sô cô la có khả năng tương tác với protein để hỗ trợ việc tạo ra các tế bào thần kinh mới, hồi phục tế bào cũ và kết nối chúng với nhau giúp khả năng học tập và tư duy tốt hơn.
Tuy vậy, bạn cũng cần biết liều lượng bổ sung vừa phải để có kết quả tốt nhất. Theo các nhà khoa học, lượng cà phê tốt nhất được khuyên là 230ml/ngày. Bạn cũng có thể pha thêm cacao vào cà phê để tăng thêm tác dụng. Còn nếu bạn không phải một tín đồ cả cà phê thì hoàn toàn có thể thay thế bằng trà đen.