MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cả thế giới chìm trong nợ: Tổng nợ 250 nghìn tỷ USD, mỗi cá nhân kể cả trẻ em phải gánh 32.500 USD

02-12-2019 - 12:42 PM | Tài chính quốc tế

Chính sách cho vay được nới lỏng trong cả một thập kỷ khiến cả thế giới đối mặt với khoản nợ chính phủ và nợ hộ gia đình lên tới 250 nghìn tỷ USD. Giải pháp cho tình trạng này là: đi vay nhiều hơn!

Các công ty "thây ma" ở Trung Quốc, sinh viên Mỹ nợ nần chồng chất, mức thế chấp cao "ngất trời" ở Úc và rủi ro vỡ nợ của Argentina đã đẩy thế giới đứng trên bờ vực của khủng hoảng nợ. Chính sách cho vay được nới lỏng trong cả một thập kỷ khiến cả thế giới đối mặt với khoản nợ chính phủ và nợ hộ gia đình lên tới 250 nghìn tỷ USD. Con số này gần như cao gấp 3 sản lượng kinh tế toàn cầu và tương đương với việc mỗi người trên thế giới, bao gồm trẻ em, phải gánh khoản nợ 32.500 USD.

Phần lớn nguyên nhân là do các nhà hoạch địch chính sách nỗ lực sử dụng vốn đi vay để giúp nền kinh tế toàn cầu vượt qua những "cơn gió ngược", trong bối cảnh nguy cơ khủng hoảng tài chính đang ẩn hiện. Mức lãi suất gần như chạm đáy trong nhiều năm đã khiến gánh nặng này phần nào được giảm nhẹ, do đó "núi nợ" vẫn tiếp tục tăng.

Giờ đây, khi các hoạch định chính sách đối diện với tình trạng tăng trưởng chậm nhất kể từ khi đó, thì những biện pháp khả thi được đưa ra để vực dậy các nền kinh tế đều có một "mẫu số chung", đó là: nợ nhiều hơn. Từ Chính sách Kinh tế Xanh mới (Green New Deals) cho đến Thuyết Tiền tệ Hiện đại (Modern Monetary Theory), quan điểm ủng hộ bội chi đều cho rằng các ngân hàng trung ương đã kiệt sức và khoản chi tiêu tài chính khổng lồ là điều cần thiết để đưa các công ty và hộ gia đình thoát khỏi rủi ro.

Cả thế giới chìm trong nợ: Tổng nợ 250 nghìn tỷ USD, mỗi cá nhân kể cả trẻ em phải gánh 32.500 USD - Ảnh 1.

Những người có quan điểm "diều hâu" đối với chính sách tài khoá cho rằng đề xuất như vậy sẽ chỉ là mầm mống cho nhiều rắc rối hơn. Tuy nhiên, sự lo ngại dường như lại hướng về việc mức độ nợ như thế nào là an toàn đối với một nền kinh tế. Những người đứng đầu NHTW và nhà hoạch định chính sách từ Chủ tịch ECB - Christine Lagarde, cho tới IMF đều kêu gọi các chính phủ phải quyết liệt hơn, cho rằng đó là thời điểm phù hợp để đi vay cho các dự án có khả năng mang đến lợi ích cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, một hạn chế đối với các nhà hoạch định chính sách là những gì khoản chi tiêu trong quá khứ sẽ để lại. Về nợ công, chính phủ mới của Argentina hứa hẹn sẽ tái đàm phán về khoản nợ kỷ lục 56 tỷ USD với IMF, tương tự với "ký ức" về tình trạng vỡ nợ và khủng hoảng kinh tế của quốc gia này hồi năm 2001. Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và các quốc gia cũng đang lo sợ. 

Hiện tại, các doanh nghiệp Mỹ đang chiếm khoảng 70% trong tổng số vụ vỡ nợ doanh nghiệp trên toàn cầu vào năm nay, dù nền kinh tế nước này đang vẫn tăng trưởng ổn định. Và ở Trung Quốc, số lượng các công ty vỡ nợ tại thị trường nước ngoài chuẩn bị chạm mức kỷ lục vào năm tới, theo S&P 500 Global Ratings.

Ngoài ra, các công ty "thây ma" đã tăng lên và chiếm khoảng 6% số lượng cổ phiếu không thuộc nhóm tài chính tại các nền kinh tế phát triển, đây là mốc cao nhất trong nhiều thập kỷ, theo Bank for International Settlements. Tình trạng này thậm chí còn gây tổn hại cho cả các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn.

Cả thế giới chìm trong nợ: Tổng nợ 250 nghìn tỷ USD, mỗi cá nhân kể cả trẻ em phải gánh 32.500 USD - Ảnh 2.

Úc và Hàn Quốc là các quốc gia chìm sâu trong cảnh nợ hộ gia đình. Hơn nữa, "núi nợ" đang treo lơ lửng đối với thế hệ lao động tiếp theo. Tại Mỹ, nợ của sinh viên đã lên tới mức 1,5 nghìn tỷ USD và nhóm này đang gặp khó khăn trong việc thanh toán.

Ngay cả khi hoạt động đi vay đang ở điều kiện dễ dàng, thì việc thoát khỏi tình trạng này sẽ là rất khó khi những con số chạm tới mức quá lớn. Dù nền kinh tế tăng trưởng vững chắc là lối thoát dễ dàng nhất, nhưng đó lại không phải điều sẽ diễn ra trong tương lai gần. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách phải tìm cách tái cân bằng và thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng", thắt chặt điều kiện tài chính, đặc biệt ở những nơi tạo điều kiện dễ dàng cho người đi vay, trợ cấp cho tình trạng vỡ nợ và nới lỏng quy định xoá nợ.

Các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực với hy vọng về tương lai này. Để thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế Mỹ, Fed đã hạ lãi suất 3 lần trong năm nay, dù việc cắt giảm thuế nhằm kích thích tài chính khiến thâm hụt ngân sách quốc gia giảm xuống mức 5% GDP. Nhật Bản cũng cân nhắc về chính sách chi tiêu mới trong khi chính sách tiền tệ vẫn cực kỳ dễ dàng. Cả 2 đảng ở Anh đều hứa sẽ đưa mức chi tiêu công quay trở lại những gì đã được áp dụng vào những năm 1970.

Trung Quốc vẫn ở tình trạng "chờ máy" khi họ nỗ lực che giấu cảnh nợ nần, với những lần kích thích tài chính "nhỏ giọt" thay vì nới lỏng chính sách tiền tệ. Về mặt tài chính, quốc gia này đã cắt giảm thuế và đưa ra hạn ngạch bán trái phiếu, thay vì sử dụng những khoản chi tiêu lớn như trước đây.

Khi nhà đầu tư toàn cầu đã quen với tình trạng cả thế giới bị nhuốm đỏ, họ đã cẩn trọng trước những rủi ro. Hồi tháng 10, IMF cho biết lợi suất thấp đã khiến các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí để đổ tiền vào những tài sản nhiều rủi ro và ít thanh khoản hơn. 

Alicia Garcia Herro, kinh tế gia trưởng của khu vực Đông Nam Á, cho hay: "Nợ không phải là một vấn đề, miễn là ở trạng thái bền vững. Vấn đề ở đây là liệu khoản nợ khổng lồ kể từ khủng hoảng tài chính sẽ mang về lợi nhuận hay không." Herro từng làm việc tại ECB và Bank of Spain.

 Tham khảo Bloomberg 

Giang Ng

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên