MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cả thế giới khốn đốn, một quốc gia không cần nhập khẩu dầu, ngày càng giàu có hơn nhờ khủng hoảng năng lượng

27-10-2021 - 20:18 PM | Tài chính quốc tế

Cả thế giới khốn đốn, một quốc gia không cần nhập khẩu dầu, ngày càng giàu có hơn nhờ khủng hoảng năng lượng

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và giá khí đốt tự nhiên tăng vọt đã giúp Na Uy hưởng lợi lớn. Quốc gia này đã ghi nhận nguồn thu khổng lồ từ những khó khăn mà cả thế giới đang phải đối mặt, khi đã là một trong những nước giàu có nhất hành tinh.

Sở hữu nhiều mỏ dầu và khí đốt lớn, Na Uy đã chứng kiến sản lượng xuất khẩu đạt mức cao nhất mọi thời đại 3 tháng liên tiếp trong tháng 9. Doanh số bán khí đốt tự nhiên tăng gấp 7 lần so với 1 năm trước, trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng vọt sau khi các lệnh hạn chế để kiểm soát được nới lỏng.

Quốc gia đóng góp tới 25% sản lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên ở EU đang thu về khoản lợi nhuận khổng lồ cuộc khủng hoảng khiến nhiều người lao đao. Trong khi đó, các chính phủ buộc phải cam kết viện trợ để giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp chi trả tiền điện.

Cả thế giới khốn đốn, một quốc gia không cần nhập khẩu dầu, ngày càng giàu có hơn nhờ khủng hoảng năng lượng  - Ảnh 1.

Giá trị xuất khẩu dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí đốt tự nhiên ngưng tụ của Na Uy trong 3 năm qua (đơn vị: tỷ kroner).

Equinor – công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước, mới công bố kết quả kinh doanh quý III. Theo Bloomberg, Equinor được coi là "người chiến thắng" lớn trong cuộc khủng hoảng năng lượng. Trong tổng sản lượng của tập đoàn năng lượng, khoảng 35% là khí đốt được bán ở châu Âu. Lợi nhuận ròng của Equinor trong quý trước đạt 2,3 tỷ USD, gấp hơn 6 lần so với năm trước.

Dòng tiền mặt cao hơn dự đoán đang giúp Na Uy trở nên khác biệt. Nhiều quốc gia khác đang lo ngại về những khoản nợ khổng lồ sau thời gian mạnh tay đưa ra những gói kích thích trong thời kỳ đại dịch. Theo đó, quốc gia Bắc Âu này có thể cắt giảm số tiền cần thiết được sử dụng cho quỹ đầu quốc gia – nắm giữ khối tài sản lớn nhất thế giới với 1,4 nghìn tỷ USD.

Chính phủ mới của Na Uy – được thành lập sau cuộc bầu cử giữa tháng 9, có kế hoạch tiếp tục phát triển các mỏ dầu khí vẫn đang trên đà hưởng lợi. Theo chính quyền tiền nhiệm, doanh thu từ nhiên liệu của Na Uy dự kiến sẽ tăng 72% lên 184 tỷ kroner (18,8 tỷ USD) trong năm nay, cao hơn 30 tỷ kroner so với ước tính vào đầu năm nay. Năm 2022, dự kiến con số sẽ đạt 277 tỷ kroner.

Bộ trưởng Bộ Dầu khí và Năng lượng Na Uy - Marte Mjos Persen, cho biết: "Giá khi đốt hiện đang rất cao và nhiên liệu này là một phần quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của chúng tôi. Chúng tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn thu từ dầu và khí đốt đối với việc phát triển hệ thống phúc lợi."

Cả thế giới khốn đốn, một quốc gia không cần nhập khẩu dầu, ngày càng giàu có hơn nhờ khủng hoảng năng lượng  - Ảnh 2.

Tỷ lệ nhập khẩu/tiêu thụ năng lượng của Na Uy so với các quốc gia khác.

Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt năng lượng tại châu Âu sẽ không sớm kết thúc. Các địa điểm lưu trữ khí đốt ở châu lục này đang ghi nhận khối lượng thấp nhất trong 1 thập kỷ. Hơn nữa, báo cáo Triển vọng Thị trường Hàng hóa của WB mới đây cũng dự báo giá năng lượng sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022.

Na Uy được hưởng lợi trực tiếp từ biến động giá khí đốt trong thời gian gần đây, trong khi các đối thủ cạnh tranh lại lép vế hơn do hợp đồng của họ. Các nhà sản xuất của quốc gia này thường làm việc trực tiếp với những nơi có tác động đến giá dầu như Nga hay Algeria.

Dù châu Âu thiếu hụt nguồn cung khí đốt, nhưng Na Uy vẫn không gặp thiệt hại về chính trị. Ngược lại, Nga lại phải đối mặt với những lời chỉ trích về cuộc khủng hoảng năng lượng. Cho đến nay, Nga đã không xuất khẩu thêm dầu đến thị trường giao ngay của khu vực này.

Trong khi đó, theo Gergely Molnar – nhà phân tích năng lượng của International Energy Agency, khối lượng khí đốt vận chuyển từ Na Uy đến các nước EU tăng gần 5% trong 9 tháng đầu năm. Ông nhận định: "Na Uy đang đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung cho khu vực."

Trong nước, giá khí đốt tại Na Uy cũng ít bị ảnh hưởng, khi hơn 90% nhu cầu điện đã được đáp ứng bởi hoạt động khai thác thủy điện.

Andrew Hill – trưởng nhóm phân tích lĩnh vực khí đốt của châu Âu tại BloombergNEF, nhận định, Na Uy nhận được lợi ích gấp đôi khi hưởng lợi từ mức giá tăng cao vì là một nhà sản xuất khí đốt lớn, đồng thời cũng là một ‘khách hàng’ chỉ tiêu thụ lượng khí đốt rất nhỏ."

Tuy nhiên, quốc gia này lại gặp cuộc khủng hoảng khác, do tình trạng thiếu nước đang ảnh hưởng đến ngành thủy điện và khiến giá điện tăng cao. Bà Persen cho biết chính phủ đang tìm kiếm những giải pháp để hỗ trợ những người gặp khó khăn nhất. Theo đó, doanh thu từ xuất khẩu tăng lên có thể sẽ được chuyển sang viện trợ cho các hộ gia đình.

Tham khảo Bloomberg

Chi Lan

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên