MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Cả thèm chóng chán, làm việc nửa vời" - căn bệnh trầm kha của nhiều người trẻ, cứ vậy đừng bao giờ mơ tới hai chữ Thành Công

24-12-2018 - 17:03 PM | Sống

Người thành công nhìn vào thực tế, kẻ thất bại ảo tưởng bản thân. Người thành công thiết lập mục tiêu và kiên trì thực hiện từng bước, kẻ thất bại không có phương hướng, mặc cho đời đẩy đưa, làm việc nửa vời. Người thành công coi trọng quá trình tích lũy còn kẻ thất bại chỉ nôn nóng có được kết quả mà làm việc cẩu thả và không chuyên tâm. Bạn muốn trở thành ai?

01

Mỗi cuối tuần, N tranh thủ đón xe buýt về nhà. Trong thời gian đi xe buýt, cậu ta sẽ lên kế hoạch làm gì vào cuối tuần, cậu sẽ thức dậy lúc mấy giờ, khi nào đọc sách, khi nào viết bài cho tòa soạn, việc lên kế hoạch của cậu ta phải nói là rất hoàn hảo. Nhưng kế hoạch hoàn hảo ấy chỉ thực hiện được vài ngày đầu. Đến ngày thứ ba , đồng hồ báo thức vang lên đúng giờ còn N thì cố nán lại chút nữa nên kết quả là cậu ta đã dậy trễ.

N đã phải đấu tranh tư tưởng đứng dậy và đọc một cuốn sách theo kế hoạch hay vùi đầu vào chăn và ngủ tiếp. Nhưng cơn buồn ngủ đã chiến thắng, N vẫn tiếp tục ngủ nhưng cậu lại thấy mình đang đọc một cuốn sách, viết một bài báo và cậu ta thức giấc, gương mặt phờ phạc và nhức đầu.

Sau khi N thức dậy, cậu ta cầm cuốn sách định đọc. Cậu đọc một vài trang vội buông xuống vì không thể tập trung đọc tiếp được nữa. Nhưng kế hoạch đọc sách đã đề ra không lẽ làm trái kế hoạch? Nghĩ vậy cậu cầm quyển sách lên nhưng lại lo lắng rằng bài báo không thể viết xong vào ngày đó, và sau đó cậu lại bỏ cuốn sách xuống và chạy đến máy tính để viết một bài báo.

Cuối ngày hôm đó, cậu ta phát hiện ra rằng cuốn sách mà bản thân dự định đọc vẫn chưa được đọc, và bài báo viết không tốt, nội dung mờ nhạt. Thời gian bị lãng phí và cậu ta hối hận vì lãnh phí cả ngày hôm đó. Tưởng rằng sau ngày hôm đó cậu đã tỉnh ngộ nhưng ngày thứ hai, tình hình vẫn không có gì tiến triển. Mặc dù cậu có cảm giác tội lỗi nhưng nó không thể thay đổi thói quen nửa vời và làm việc không đến nơi đến chốn của cậu ta.

Nhiều khi, chúng ta mong muốn hoàn thành rất nhiều việc, nhanh chóng đạt được mục tiêu mình đặt ra nhưng dường như chúng ta bận rộn mỗi ngày để theo đuổi kết quả chứ không chú trọng quá trình, kết quả chuyện gì cũng xong nhưng rất cẩu thả và có khi bị bỏ dở giữa chừng.

Người ta thường nói rằng, đừng nuối tiếc quá khứ, cũng đừng quá lo về tương lai, hãy sống tốt ở hiện tại. Thật vậy, chúng ta phải thừa nhận rằng chỉ có "hiện tại" là những gì chúng ta có thể kiểm soát. Khi bạn sống hết mình và làm những điều đúng đắn, bạn có thể làm mọi thứ trong tương lai.

Cả thèm chóng chán, làm việc nửa vời - căn bệnh trầm kha của nhiều người trẻ, cứ vậy đừng bao giờ mơ tới hai chữ Thành Công - Ảnh 1.

02

H vào năm cuối của đại học là một người muốn làm nhiều việc nhưng theo kiểu nửa vời. Cô ấy đã xem lịch thi kết thúc học phần của trường và lập kế hoạch ôn thi và cùng với mọi người ôn tập, thậm chí lên các nhà sách săn lùng các cuốn sách hay và đắt tiền để phục vụ cho kì thi.

Nhưng chỉ sau vài hôm, mấy cuốn sách đã được đặt nó ở góc bàn, và sau đó không thấy H động vào nữa. Sau đó là cả mớ tài liệu cho đợt thực tập. Cô ấy muốn đến một công ty lớn để thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp, cô ấy muốn theo đuổi một văn phòng vì đây là một trong những công việc ổn định. Cô ấy cũng muốn kinh doanh riêng nhưng trong lòng cảm thấy lo sợ việc kinh doanh thất bại.

Khi tốt nghiệp, H rất hối hận vì không lo ôn tâp cuối kì và chạy theo việc tìm chỗ thực tập, làm cho điểm tổng kết cả 4 năm học rất thấp, suýt nữa là không được tốt nghiệp.

Công ty cô ấy thực tập không có ý định giữ cô ở lại, và kế hoạch kinh doanh của riêng cô ấy đã tan biến. Tất cả như một cái tát làm thức tỉnh cô. Cuối cùng cô cũng xác định được hướng đi của mình và chuẩn bị kế hoạch tiếp theo.

Ngày tốt nghiệp, nhiều sinh viên vui mừng vì thành quả bốn năm học, và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp nhưng nhiều người buồn bã và khó chịu, bối rối về tương lai, không biết tương lai mình sẽ làm nghề gì, liệu mình có làm được hay không. Cũng có những người làm việc nửa vời, không tới nơi tới chốn, kết quả bị phê bình rồi cho rằng mình không hợp rồi nghỉ việc. Dù họ làm rất nhiều việc nhưng làm không hết mình, không chuyên tâm và làm cho có nên bị phê bình. Tuy nhiên, một số người có một mục tiêu vững chắc, tận tâm làm tốt công việc, từng bước tiến lên và cuối cùng đến nơi họ muốn đến. Trong cuộc sống, khi chúng ta làm việc nửa vời, cuộc sống tự nhiên không đối xử tốt với chúng ta. Khi chúng ta dù lo lắng và sợ hãi nhưng vẫn tập trung hết mình hoàn thành nhiệm vụ thì kết quả sẽ không làm chúng ta thất vọng.

Trong thời đại phát triển nhanh chóng này, chúng ta dễ bị phá vỡ nhịp điệu và sự háo hức muốn đạt được kết quả khiến chúng ta khó duy trì mức độ tập trung vào một việc nào đó. Làm một việc hãy chú ý tốc độ, đừng làm quá chậm chạp ảnh hưởng đến tiến độ nhưng đừng quá nhanh vì dục tốc bất đạt. Khi làm một việc, hãy luôn nghĩ rằng bản thân sẽ phải làm gì tiếp theo. Và nếu bạn muốn hoàn thành mục tiêu đến cùng và nhanh chóng thì trước tiên, bạn phải làm chậm và hoàn thiện mọi thứ trước mắt để bạn có thể thực sự làm theo từng bước.

Cả thèm chóng chán, làm việc nửa vời - căn bệnh trầm kha của nhiều người trẻ, cứ vậy đừng bao giờ mơ tới hai chữ Thành Công - Ảnh 2.

 03

Khi trong lòng chúng ta cảm thấy bất an, chúng ta thường mất kiên nhẫn làm điều gì đó và nóng lòng mong đợi kết quả, và khi chúng ta cảm thấy an tâm, chúng ta sẽ kiên nhẫn đợi chờ kết quả và tiến về phía trước một cách ổn định. Giống như khi chúng ta đọc một cuốn sách, nếu chúng ta luôn nôn nóng, đọc nhanh vội vã để qua cuốn sách khác, đọc sách theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa thì mãi chẳng thể nào đọc hết cuốn sách đó và chúng ta cũng chẳng học được gì từ cuốn sách.

Hoặc giống như một người học viết thư pháp. Thư pháp là sự kết hợp giữa tâm trí và tinh thần. Nếu tinh thần không thoải mái, dĩ nhiên, bạn không thể viết thư pháp theo ý bạn mong muốn.

một câu nói: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Nếu bạn quyết tâm làm, kiên nhẫn chờ đợi kết quả và nỗ lực hết mình, cứ từng bước theo kế hoạch đã đề ra thì con đường bạn đi được sẽ xa hơn và thành công hơn.

Theo Xuân Thảo

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên