MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các bố mẹ, nếu con bạn nói sẽ nghỉ học để kinh doanh, đừng phản đối: Tỷ phú đâu phải xuất phát từ học vị cao và chẳng phải Bill Gates, Mark Zuckerberg còn không có bằng đại học sao?

23-03-2019 - 22:39 PM | Sống

Tại sao các bậc phụ huynh lại thích ép buộc con cái mình vào chỗ nó không muốn đến vậy?

Phần lớn chúng ta đều dành một niềm tin tưởng và mối quan tâm đặc biệt tới giáo dục. Tôi có thể thừa nhận rằng mình là một người chạy theo lý tưởng phải đạt bằng cấp này chứng chỉ kia mới an tâm. Và đây cũng có thể là con đường mà những đứa con của tôi sẽ theo đuổi. Học tập và bằng cấp cao chắc hẳn sẽ là mục tiêu phấn đấu của chúng.

Đó không chỉ là suy nghĩ của riêng tôi mà còn của phần lớn các bố mẹ. Phụ huynh nào chẳng muốn con mình có một cuộc sống tốt đẹp, an nhàn và vui vẻ. Và con đường học vấn chính là con đường đảm bảo mong ước đó chắc chắn nhất và ít gặp khó khăn nhất. Những đứa trẻ học giỏi sẽ tiếp thu được những tinh hoa kiến thức của nhân loại, sẽ phân biệt được điều hay lẽ phải đúng sai trên đời, sẽ hiểu được những hỉ nộ ái ố của cuộc đời… Tôi tin là vậy.

Hơn nữa, những người học cao sẽ có cơ hội sống trong một môi trường lành mạnh cao hơn. Đơn cử, mức lương trung bình của một người có bằng tiến sĩ chắc chắn cao hơn mức lương trung bình của một người dừng lại sau tốt nghiệp cấp 3. Trình độ học vấn cao hơn có mối liên quan mật thiết với tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn, sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ kéo dài hơn. Đó chính là cơ sở để các bậc phụ huynh luôn muốn đặt học tập là ưu tiên lớn nhất cho con em mình.

Các bố mẹ, nếu con bạn nói sẽ nghỉ học để kinh doanh, đừng phản đối: Tỷ phú đâu phải xuất phát từ học vị cao và chẳng phải Bill Gates, Mark Zuckerberg còn không có bằng đại học sao? - Ảnh 1.

Nhưng có một điều tôi đã để ý từ lâu nay rằng chẳng có mấy hoặc chẳng có ai là tỷ phú xuất phát từ một tiến sĩ cả. Chẳng phải Larry Ellison, Bill Gates và Mark Zuckerberg, thậm chí họ còn chưa học xong đại học sao? Và chính họ lại là những tỷ phú nổi tiếng thế giới!

Một nhược điểm khi học bằng cấp cao là bạn sẽ chẳng có nhiều thời gian rảnh cho những việc khác mà thay vào đó, bạn dành thời gian cho đọc sách, tìm tòi và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm là chính. Học thạc sĩ rồi tiến sĩ, chẳng phải bạn phải dành phần lớn thời gian để nghiên cứu và viết luận hay sao? Những tài liệu bạn đọc cũng chỉ liên quan đến lĩnh vực bạn đang phải nghiên cứu thôi. Những loại công việc đó có thể trả lương rất cao - nhưng chúng sẽ không biến bạn thành tỷ phú. Tôi chắc chắn rằng với học vị và khả năng đó, bạn có thể không thất nghiệp nhưng bạn lại khó kiếm được cơ hội để kiếm nhiều tiền như từ việc kinh doanh. Đơn giản là đi lên từ khởi nghiệp.

Các bố mẹ, nếu con bạn nói sẽ nghỉ học để kinh doanh, đừng phản đối: Tỷ phú đâu phải xuất phát từ học vị cao và chẳng phải Bill Gates, Mark Zuckerberg còn không có bằng đại học sao? - Ảnh 2.

Phần lớn mọi người đều theo đuổi một công thức sống tốt nhưng an toàn: tốt nghiệp đại học và có được một công việc ổn định ở một công ty quy mô vừa với mức lương không thay đổi trong nhiều năm. Chúng ta thường không theo đuổi bằng cấp cao cũng thường tự cho mình không hợp "làm ăn lớn" sau một, hai lần thử sức. Chúng ta thích "giậm chân tại chỗ" hơn là phải bước những bước đi nguy hiểm mà có tính đột phá cao.

Một điều thú vị khi tôi đọc các nghiên cứu thì những người có xu hướng kinh doanh nhiều hơn là những người có học vấn thấp. Thậm chí, họ còn có khả năng sở hữu những doanh nghiệp triệu đô hay thậm chí tỷ đô sau này.

Nếu con của bạn nói với bạn rằng nó sẽ nghỉ học đại học để theo đuổi kinh doanh thì trước tiên, tôi khuyên bạn đừng phản ứng gay gắt, bắt nó bằng bất cứ giá nào cũng phải theo con đường học vấn. Có lẽ, con bạn có ý tưởng và đã tìm thấy thị trường phù hợp để duy trì việc kinh doanh mà ở trường học nó cảm thấy mình không thể thực hiện được khả năng đó. Phụ huynh cũng có thể cân nhắc số tiền đầu tư việc học và số tiền đầu tư kinh doanh cho con.

Mỗi người đều có một con đường khác nhau để theo đuổi. Vì vậy, hãy tin tưởng con cái bạn và ủng hộ chúng nếu bạn nhìn thấy được quyết tâm và sự kiên trì ở con bạn.

Theo JIM SCHLECKSER

Trí thức trẻ

Trở lên trên