MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các bước xử lý đúng khi người đột quỵ đã bất tỉnh

10-10-2018 - 21:45 PM | Sống

Tôi đọc trên mạng thấy cách xử trí ban đầu khi trong nhà có người bị đột quỵ mỗi nơi nói mỗi khác, rất hoang mang, có người còn bảo vội di chuyển đi cấp cứu có khi hại thêm…

Bạn đọc Phạm Văn Nam (35 tuổi; quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: Trong nhà tôi có nhiều người lớn tuổi nên tôi thường rất quan tâm đến các thao tác sơ cứu cho các bệnh cảnh khác nhau. Tuy nhiên, về cách xử trí khi có người bất tỉnh nghi do đột quỵ thì tôi rất hoang mang vì có nhiều thông tin khác nhau, có người còn bảo vội đưa đi cấp cứu là sai… Xin bác sĩ hướng dẫn giúp tôi cách xử lý đúng.

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:

Đột quỵ (nhồi máu não hoặc xuất huyết não) là bệnh lý cấp tính, xảy ra đột ngột. Tùy thuộc vị trí, kích thước vùng nhu mô não bị tổn thương do thiếu máu nuôi, phù não, bị chèn ép do khối máu tụ xuất huyết, các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Nhẹ thì có thể đau đầu, yếu nhẹ 1 bên tay chân, méo miệng, nói đớ, nuốt sặc, nói khó, nhìn mờ… Nặng thì có thể liệt hẳn nửa người, rối loạn tri giác, hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn. Do vậy khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng trên, bao gồm các triệu chứng mới ở mức nhẹ, người đột quỵ nên được đưa ngay vào bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, không nên trì hoãn vì bất cứ lý do gì.

Trong trường hợp nặng, người đột quỵ đã hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn, hay nói đơn giản hơn là bạn nhận thấy người đó có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở, người nhà cần biết cách cấp cứu hô hấp tuần hoàn (CPR). CPR bao gồm hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực để đảm bảo thông khí và huyết áp cung cấp oxy cho não trong khi chờ xe cấp cứu hoặc trên đường vận chuyển bằng taxi đến bệnh viện.

Trường hợp của anh, nhà có nhiều người lớn tuổi, việc trang bị kiến thức về CPR là rất cần thiết.

Theo hướng dẫn của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), cấp cứu hô hấp tuần hoàn hay hồi sinh tim phổi (CPR - cardiopulmonary resuscitation) cho người lớn gồm 2 thao tác ép tim và thổi ngạt:

- Ép tim: đặt gót bàn tay vào giữa ngực, đặt tay kia lên, ấn sâu 5-6 cm, tốc độ 100-120 lần/phút.

- Thổi ngạt: đỡ cho cằm nạn nhân nhô cao lên, bịt mũi, áp miệng vào, thổi đều và đủ mạnh vào miệng họ trong khoảng 1 giây, nhớ bảo đảm ngực nạn nhân phồng lên.

- Lặp lại chu kỳ ép tim 30 cái, thổi ngạt 30 cái cho đến khi hô hấp – tuần hoàn phục hồi hoặc đội cấp cứu chuyên nghiệp đến.

Clip hướng dẫn CPR của Hiệp hội Tim mạch Mỹ:

Theo Anh Thư thực hiện

Người Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên