MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các doanh nghiệp đảo Đài Loan cân nhắc kế hoạch phát triển ở Việt Nam, Ấn Độ

07-11-2022 - 10:01 AM | Tài chính quốc tế

Các doanh nghiệp đảo Đài Loan cân nhắc kế hoạch phát triển ở Việt Nam, Ấn Độ

Các doanh nghiệp tại đảo Đài Loan (Trung Quốc) đang tìm kiếm sự phát triển ở các khu vực giá rẻ, có tính kết nối tốt như Việt Nam và Ấn Độ.

Các công ty ở đảo Đài Loan (Trung Quốc) giữa mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, một loạt các thỏa thuận công nghệ đã được kí kết vào tháng trước giữa các công ty của đảo Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ đã được coi là dấu hiệu của “quan hệ hợp tác sâu sắc” giữa 2 khu vực. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia của hòn đảo đang chú ý đến các cơ sở sản xuất không vướng vào cạnh trạnh giữa Trung Quốc và Mỹ.

Các thỏa thuận được đưa ra vào thời điểm căng thẳng lịch sử giữa Trung Quốc Đại lục và Mỹ. Nằm ở giữa căng thẳng này là một số công ty lớn nhất của Đài Loan, đặc biệt là các nhà sản xuất chất bán dẫn loại cực phức tạp.

Cả 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc đều muốn dành sự ưu ái cho các ông lớn công nghệ của Đài Loan, nhưng quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, căng thẳng xuyên eo biển và chi phí sản xuất cao của Mỹ đang thúc đẩy các công ty của Đài Loan đi theo hướng mới.

Nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì hợp tác cơ bản với Trung Quốc Đại lục – nơi mang lại doanh thu tốt trong thời điểm đại dịch Covid-19 chưa hoành hành – trong khi đó vẫn vận chuyển các thành phần công nghệ cao đến Mỹ từ các quốc gia thân thiện với Mỹ để tránh các chi phí kinh doanh tại Mỹ.

Đầu tư tại Mỹ và Trung Quốc Đại lục

Dữ liệu và ý kiến của các chuyên gia cho thấy rằng, tại các công ty đa quốc gia này đang đầu tư một khoản vốn lớn hơn bao giờ hết cho những thị trường chi phí rẻ và có kết nối tốt như Việt Nam và Ấn Độ.

Đối tác của công ty luật Eiger ở Đài Bắc, John Eastwood cho biết: “Trong những năm gần đây, có vẻ các công ty Đài Loan không thấy hấp dẫn bởi các kế hoạch đầu tư tiền, công nghệ và chuyên môn quản lý của họ vào Trung Quốc Đại lục nữa, và bây giờ có vẻ như Ấn Độ đã trở thành kế hoạch B của họ.”

Chính phủ Mỹ đã vận động các công ty công nghệ Đài Loan đầu tư nhiều hơn vào Mỹ sau khi tình trạng thiếu chip toàn cầu diễn ra do đại dịch Covid-19. Người đứng đầu Cơ quan kinh tế của hòn đảo Wang Mei-hua, cũng là người đã tham dự các buổi ký kết tại Washington cho biết, các thỏa thuận như đã ký hồi đầu tháng trước cho thấy “mối quan hệ ngày càng sâu sắc” giữa khu vực này và Mỹ.

Mỹ cũng tạo điều kiện cho các công ty chip của Đài Loan được mở rộng sản xuất tại đây.

Các doanh nghiệp đảo Đài Loan cân nhắc kế hoạch phát triển ở Việt Nam, Ấn Độ - Ảnh 1.

Tuy nhiên, ngoại trừ các khoản đầu tư mang tính bước ngoặt như  nhà máy của Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) ở bang Arizona của Mỹ và nhà máy lắp ráp của Foxconn Technology ở bang Wisconsin, các nhà sản xuất Đài Loan thường không chọn Mỹ để mở rộng hoạt động sản xuất vì chi phí kinh doanh đắt đỏ.

Theo Ủy ban Đầu tư tại Đài Bắc, các công ty Đài Loan đã nhận được sự chấp thuận đầu tư 932,7 triệu USD vào Mỹ, tăng từ 361,2 triệu USD cùng kỳ năm 2021, nhưng thấp hơn so với 2 tỷ USD năm 2018 và 4 tỷ USD năm 2020.

Các nhà sản xuất Đài Loan đã đầu tư vào Trung Quốc đại lục từ những năm 1980 và khoảng 4.200 công ty đang hoạt động ở đó hiện nay. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều công ty Đài Loan tìm kiếm các giải pháp thay thế do những căng thẳng liên quan đến vấn đề địa chính trị.

Kế hoạch B

Quan chức Đài Loan đang làm việc tại New Delhi, Estela Chen, cho biết, các công ty Đài Loan đang “háo hức” được vận hành tại Ấn Độ khi chuỗi cung ứng của họ được cải thiện.

Chuyên gia Chen cho hay, các công ty Đài Loan và các công ty khởi nghiệp Ấn Độ đã bắt đầu hợp tác với nhau trong các dự án chip và hàng không vũ trụ. Ấn Độ được biết đến là thị trường có chi phí thấp và là nơi có thị trường nội địa rộng lớn, mặc dù rào cản ngôn ngữ và văn hóa kinh doanh đôi khi vẫn là những thách thức. Các công ty từ Đài Loan đã được chấp thuận đầu tư tổng cộng 1,11 tỷ USD vào Ấn Độ kể từ năm 1952, trong đó có khoảng 920 triệu USD kể từ năm 2018, dữ liệu của Ủy ban Đầu tư cho thấy.

Foxconn, nhà lắp ráp điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đã thông báo với sàn chứng khoán Đài Loan vào tháng 9 rằng họ sẽ hợp tác với tập đoàn Ấn Độ Vadanta để thành lập một nhà máy bán dẫn ở Gujarat trị giá 118,7 triệu USD.

Các doanh nghiệp đảo Đài Loan cân nhắc kế hoạch phát triển ở Việt Nam, Ấn Độ - Ảnh 2.

Người phát ngôn của Foxconn cho biết, đầu tháng này công ty vẫn đang thảo luận về địa đểm và các khoản đầu tư cho các nhà máy khác ở Ấn Độ.

Việc Nam – một trung tâm sản xuất được coi là sự thay thế đáng tin cậy và giá rẻ hơn cho Trung Quốc Đại lục, cũng đang được các nhà sản xuất Đài Loan quan tâm.

Dữ liệu chính thức từ Đài Loan cho thấy các công ty của vùng lãnh thổ này đã đầu tư khoảng 341,6 triệu USD vào Việt Nam trong năm 2021, nhiều nhất kể từ năm 2017.

Nhà kinh tế của Ngân hàng DBS tại Singapore, Ma Tieying cho biết: “Trong lĩnh vực tư nhân của Đài Loan, ngày càng có nhiều nhu cầu về đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhưng các công ty cũng có thể thích đầu tư ở chính Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ hoặc các quốc gia châu Á khác. Chi phí lao động ở Mỹ cao hơn rất nhiều so với châu Á, đây là một yếu tố chính hạn chế động lực của các công ty Đài Loan chuyển tới Mỹ.”

Các công ty Đài Loan vẫn sản xuất một số sản phẩm trong nước để bảo vệ bí mật thương mại. TSMC cũng đang “cố gắng tạo ra sự cân bằng” bằng cách đầu tư vào Mỹ trong khi nâng cấp công nghệ của mình, chuyên gia Ma nói.

Theo PV

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên